Phim "Những cánh én đầu tiên" có gì hấp dẫn?
Lịch phát sóng phim "Gia đình là số 1" phần 2 trên HTV7 Về nhà đi con tập 24: Vợ chồng Huệ xung đột Lịch chiếu phim "Gong Shim đáng yêu" trên Đài PT-TH Hà Nội |
Bộ phim tài liệu lịch sử "Những cánh én đầu tiên" |
Bộ phim tài liệu lịch sử "Những cánh én đầu tiên" là phần mở đầu của series Không chiến Việt Nam. Phim tái hiện chiến công hiển hách của những người lính không quân Việt Nam huyền thoại thuộc Trung đoàn Sao Đỏ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc.
Đó là trận chiến trên Hàm Rồng (Thanh Hóa) ngày 4/4/1965 giữa lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam với lực lượng Không quân và Không quân Hải quân Mỹ. Biệt đội tiêm kích thuộc Trung đoàn Sao Đỏ trong trận đánh lịch sử này gồm các phi công: Trần Hanh, số 1 với máy bay số hiệu 2316; Phạm Giấy, số 2 với máy bay số hiệu 2410; Lê Minh Huân, số 3 với máy bay số hiệu 2412; Trần Nguyên Năm, số 4 với máy bay số hiệu 2416.
Chân dung những phi công Việt Nam đã tham gia trận không chiến Hàm Rồng năm 1965. |
Phim chia làm hai phần, phần đầu xâu chuỗi lại sự kiện qua lời kể của phi công Trần Hanh- ba phi công duy nhất của biệt đội còn sống, cùng những chứng nhân lịch sử khác. Phần thứ hai tái hiện lại trận chiến trên không một cách chân thực, sống động bằng những kỹ xảo điện ảnh hiện đại.
Điều đặc biệt của "Những cánh én đầu tiên" không chỉ nằm ở nội dung phim mà còn bởi đây là bộ phim tài liệu lịch sử đầu tiên của Việt Nam sử dụng công nghệ kỹ xảo điện ảnh (VFX) hiện đại.
Bộ phim “Những cánh én đầu tiên” do Đại học Duy Tân Đà Nẵng đầu tư và thực hiện thông qua studio Én Bạc của trường. Phim được thai nghén trong suốt 5 năm và thực hiện trong quãng thời gian 1,5 năm với chi phí sản xuất rất lớn.
Sự thành công của “Những cánh én đầu tiên” phải kể đến độ “liều” của nhà sản xuất – trường Đại học Duy Tân. Tuy không phải là một nhà sản xuất phim chuyên nghiệp, lại là phim lịch sử - một đề tài rất khó, nhưng với ekip “Những cánh én đầu tiên” chính tình yêu lịch sử, sự biết ơn lòng ngưỡng mộ dành cho thế hệ cha ông anh hùng đã thôi thúc họ vượt qua mọi khó khăn để thực hiện bộ phim này.
Ra rạp lần đầu, “Những cánh én đầu tiên” thu hút đông đảo người xem, nhất là phi công, những người làm trong ngành hàng không. Đặc biệt có sự tham dự của ông Hồ Văn Quý, nguyên phi công Trung đoàn Sao đỏ - người lái máy bay tiêm kích MiG-17 đánh trận đầu tiên trên vùng trời miền Bắc.
Trung tướng Trần Hanh – biên đội trưởng đội tiêm kích Mig-17 trong trận không chiến ngày 4/4/1965 – nhận xét về bộ phim nói về chính mình bằng một sự trân trọng: “Chúng tôi cảm ơn nhà làm phim Những cánh én đầu tiên. Bộ phim miêu tả cuộc chiến tranh thực sự khốc liệt. Và trên thực tế, chiến tranh khốc liệt đúng như trong phim vậy”.
Sau thành công rất lớn tại Đà Nẵng, bộ phim "Những cánh én đầu tiên" tiếp tục đến với khán giả Hà Nội vào ngày 15/5, trong ngày đầu tiên và cũng là duy nhất ra rạp Hà Nội, "Những cánh én đầu tiên" đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng thủ đô và trở thành một hiện tượng phòng vé trong ngày 15/5 vừa qua. Dự kiến phim sẽ được công chiếu tại TP HCM trong thời gian tới.
Ông Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân, đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim cho biết, ê kíp làm phim đã và đang có ý định xây dựng tiếp phần hai cho series phim “Không chiến Việt Nam”. Phần hai của bộ phim có thể sẽ là một bộ phim điện ảnh.
Tin nên đọc:
Việt Nam - Nepal: Những nét tương đồng trong văn hóa, phật giáo, lịch sử Trong khuôn khổ chuyển thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak 2019, Đoàn Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang ... |
Tọa đàm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Để có được thành công trong cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế vô ... |
Điện Biên - nơi lưu giữ di tích lịch sử của trận đánh hào hùng Đến với Điện Biên là đến với thiên nhiên, trở về thăm lại một miền lịch sử, hào hùng với những chiến công vang dội. ... |
Hành trình 700 năm lịch sử của một làng nghề đóng tàu ở Nghệ An Làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) được biết đến là một làng nghề đóng thuyền có truyền thống lâu ... |