Philippines không áp dụng biện pháp tự vệ đối với hạt nhựa mật độ thấp của Việt Nam
Khang Anh 17/06/2022 08:00 | Doanh nghiệp - Doanh nhân


Theo Bộ Công Thương, quyết định này dựa trên đề xuất tại báo cáo điều tra của Ủy ban Thuế quan Philippines (TC). Do đó, hạt nhựa LLDPE nhập khẩu vào Philippines không có sự gia tăng về lượng nhập khẩu (cả ở mức tuyệt đối hoặc tương đối) trong thời kỳ điều tra từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2021.
Trước đó, Bộ Công Thương Philippines tiến hành 2 vụ việc điều tra tự vệ đối với hạt nhựa mật độ cao (HDPE) và hạt nhựa mật độ thấp tuyến tính (LLDPE). Sản phẩm bị điều tra là hạt nhựa mật độ cao HDPE có mã AHTN 3901.20.00; và hạt nhựa mật độ thấp tuyến tính LLDPE có mã AHTN 3901.10.12; 3901.10.92; 3901.40.00; 3901.90.90. Giai đoạn điều tra từ năm 2015 - 2019.
![]() |
Bộ Công Thương Philippines quyết định không áp dụng biện pháp tự vệ đối với hạt nhựa mật độ thấp từ Việt Nam. Ảnh minh họa: website Cục Phòng vệ thương mại |
Do vậy, Bộ Công Thương đã thông báo với Hiệp hội Nhựa Việt Nam và một số công ty liên quan cũng như nghiên cứu các thông tin, dữ liệu do Bộ Công Thương Philippines cung cấp.
Cùng với đó, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan đã đối chiếu với các quy định pháp luật và diễn giải thực tế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để dự thảo các lập luận phản đối đơn kiện của ngành sản xuất hạt nhựa Philippines.
Ngày 21/4/2022, Ủy ban Thuế quan Philippines đã đưa ra kết luận trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với nhựa mật độ thấp (LLDPE) (mã AHTN 3901.10.12; 3901.10.92; 3901.40.00; 3901.90.90). Bởi vậy, Ủy ban Thuế quan Philippines đã kết luận không có sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra vào Philippines.


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Lấy ý kiến người Việt Nam ở nước ngoài về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Bài viết mới
Doanh nghiệp Uzbekistan mong muốn hợp tác với các Tập đoàn lớn của Việt Nam

Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh nhờ sự bùng nổ các xu thế kỹ thuật số

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.