Phê duyệt Đề án về xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia
Đông Phong 10/12/2021 08:25 | Chính trị - Xã hội
![]() |
Những rạn san hô tại Côn Đảo - Ảnh minh họa. |
Đề án trên được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các khu vực ưu tiên là đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, bao gồm: Khu Bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao.
Mục tiêu chung của Đề án thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia nhằm đánh giá hiện trạng, giá trị, diễn biến đa dạng sinh học phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ theo yêu cầu chuyển đổi số, tăng cường hiệu quả quản lý đa dạng sinh học của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đề án phấn đấu đến năm 2030, Chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu vực ưu tiên được triển khai thực hiện trên toàn quốc. Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật thực hiện kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học được hoàn thiện nâng cấp; 100% đội ngũ cán bộ thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học được tăng cường năng lực. Hệ thống quan trắc đa dạng sinh học được vận hành hiệu quả.
Đề án tiếp tục phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học theo mức độ tăng trưởng, phát triển của yêu cầu quản lý nhà nước, tiến bộ khoa học công nghệ về khoa học dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hiệu quả khai thác, ứng dụng. Dữ liệu về thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số; huy động được sự tham gia của khu vực tư nhân, cộng đồng vào các hoạt động phục vụ số hóa quản lý thiên nhiên và đa dạng sinh học; tạo dựng nguồn thông tin chính thống, kịp thời cho các nhà đầu tư khi tiến hành lập dự án nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Để đạt mục tiêu trên, Đề án sẽ triển khai xây dựng Chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc; thí điểm các phương pháp, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học; hoàn thiện, phát triển bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc; hoàn thiện hành lang pháp lý; phương pháp, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
Đề án hướng đến xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu, lập báo cáo đa dạng sinh học thống nhất từ trung ương tới địa phương; tăng cường năng lực, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và cập nhật thông tin, dữ liệu.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam có thể đón 4,5 triệu du khách Trung Quốc trong năm 2023

Bài viết mới
Tiếp tục cử sĩ quan QĐND Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ

Việt Nam sẽ sản xuất những mặt hàng thế giới cần

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.