Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh khai thác xa bờ
Phát triển kinh tế đêm ở Hà Nội: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa |
Kinh tế đêm – mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh kinh tế |
Phát triển kinh tế biển song song với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ |
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một trong những mục đích của kế hoạch hành động lần này là xác định rõ trọng tâm, cấp bách cần ưu tiên thực hiện đối với từng lĩnh vực trong ngành NN&PTNT giai đoạn đến năm 2045, kế hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, đến năm 2025, sẽ rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phục vụ phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiến tiến, nhất là các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế biển.
Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án liên quan đến phát triển kinh tế biển; Xác định phạm vi, ranh giới quản lý thủy sản giữa các địa phương có biển, bảo đảm phù hợp với quy hoạch không gian biển quốc gia và quy định của pháp luật về biển.
Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án liên quan đến phát triển kinh tế biển |
Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phục vụ phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển.
Đến năm 2025, Bộ NN&PTNT đảm bảo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thủy sản phục vụ phát triển kinh tế biển như khai thác thủy sản, nuôi biển, các công trình trên các vùng hải đảo và các ngư trường trọng điểm. Cùng đó, tiếp tục xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Thực hiện đầu tư hiệu quả xây dựng và phát triển 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó có 5 trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm…
Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ. Nếu được đào tạo tốt, được trang bị kiến thức quốc phòng và được sự phối hợp của các đơn vị chức năng thì ngư dân sẽ trở thành lực lượng dân quân biển tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Nước ta là một trong số ít quốc gia được thiên nhiên ban phát tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Nằm phía tây Thái Bình Dương, bờ biển Việt Nam có chiều dài hơn 3.260 km cùng hơn 1 triệu km² vùng biển đặc quyền kinh tế. Với 28 tỉnh thành có biển là điều kiện cho phép khai thác nhiều lợi thế về kinh tế biển khác nhau.
Bên cạnh đó, Biển Đông của chúng ta lại nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, cũng như gần một trong những đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp thuộc loại nhất thế giới. Vị trí này không chỉ quan trọng về kinh tế mà cả về an ninh, nhất là khi chúng ta có cảng Cam Ranh là mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.
Tiềm năng kinh tế biển phong phú đã và đang tạo cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng gặp trở ngại không nhỏ là nội lực và nhận thức kinh tế biển chưa ngang tầm.
Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ còn mang ý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị, đó là việc tái khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Vùng đặc quyền kinh tế.
Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ là hoạt động góp phần phát triển kinh tế, mà còn nhằm mục đích xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Sự có mặt thường xuyên, đông đảo của các đội tàu, của ngư dân trên các vùng biển xa, không chỉ nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên biển, mà còn góp phần quan trọng vào việc khẳng định chủ quyền và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. Sự phát triển lớn mạnh của các đội tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ sẽ là điều kiện thuận lợi để chúng ta nghiên cứu, xây dựng lực lượng dân quân biển, cả về tổ chức, số lượng và chất lượng.
Khi lực lượng ngư dân trên các đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ có nhận thức chính trị tốt, được tổ chức, quản lý một cách chặt chẽ, được đào tạo, huấn luyện đầy đủ theo quy định,… họ sẽ kết hợp có hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; vừa tiến hành các hoạt động sản xuất trên biển, vừa làm nhiệm vụ cảnh giới, phát hiện, xua đuổi và ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của tàu thuyền nước ngoài vào khai thác hải sản trên các vùng biển của ta. Khi có tình huống phức tạp xảy ra, đây sẽ là một lực lượng đông đảo hỗ trợ, phối hợp cùng lực lượng chuyên trách chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển.
Chủ trương đánh bắt hải sản xa bờ càng có ý nghĩa to lớn hơn khi kết hợp được giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; kết hợp có hiệu quả giữa tổ chức lực lượng đánh bắt hải sản xa bờ với xây dựng thế trận chiến đấu chống xâm nhập trên biển.
"Chiến lợi phẩm" sau mỗi chuyến bám biển dài ngày |
Đến năm 2025, Bộ NN&PTNT đảm bảo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thủy sản phục vụ phát triển kinh tế biển như khai thác thủy sản, nuôi biển, các công trình trên các vùng hải đảo và các ngư trường trọng điểm.
Về nuôi trồng thủy sản sẽ huyển đổi từ các mô hình nuôi quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu sang nuôi công nghiệp, quy mô lớn với công nghệ hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường. Trong đó, tiếp tục phát triển mạnh các đối tượng tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái; Hình thành các vùng nuôi tập trung có quy mô diện tích lớn phù hợp với thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thủy sản; Duy trì, phát triển các hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
Về khai thác thủy sản sẽ tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản. Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản; Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực. Chuyển dịch mạnh hoạt động khai thác gần bờ ra xa bờ. Khẩn trương chuyển một bộ phận lớn lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như: du lịch, nuôi trồng thủy sản… Ưu tiên chuyển đổi một số nghề khai thác thủy sản có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, các nghề cấm nhằm giảm cường lực khai thác hải sản trên các vùng biển.; Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt cá bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi…
Để thực hiện tốt điều này, Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ cao trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng và khai thác hải sản, góp phần nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; Nghiên cứu hoàn thiện chuyển giao ứng dụng một số công nghệ khai thác hải sản tiên tiến vùng biển xa bờ Việt Nam.
Phát triển mạng lưới đô thị biển - một hướng đi mới của kinh tế biển nước ta Ngày 22/10/2018, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược ... |
Kiên Giang: Phát huy lợi thế kinh tế biển và du lịch Kiên Giang là một trong những tỉnh thu ngân sách trên 10 ngàn tỷ đồng/năm ở ĐBSCL. Tập trung phát triển kinh tế biển trở ... |