Phát hiện kim tự tháp cổ nhất thế giới ở Indonesia
Indonesia vận hành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á Ngày 2/10, Indonesia chính thức đưa vào hoạt động tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á với vận tốc 350 km/h nối thủ đô Jakarta và Bandung, thủ phủ của tỉnh Tây Java (KCJB). |
Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải Đến nay, sự tồn tại của những ngôi mộ hình kim tự tháp ở Trung Quốc vẫn còn là một điều bí ẩn chưa được giải đáp. Vì sao chúng xuất hiện? Chúng xuất hiện từ bao giờ và có tượng trưng cho điều gì không? |
Theo các nhà khảo cổ Indonesia, Gunung Padang (có nghĩa là "núi của sự giác ngộ") có thể vượt xa những công trình cự thạch lâu đời nổi tiếng như quần thể Stonehenge ở Anh hay kim tự tháp Giza ở Ai Cập, để trở thành thứ lâu đời nhất từng được xây dựng bởi bàn tay con người. Kim tự tháp Gunung Padang được xây qua 4 giai đoạn từ 25.000 năm trước và trước đây từng bị nhầm là một ngọn đồi.
Người dân địa phương gọi loại công trình này là "punden berundak", nghĩa là kim tự tháp bậc thang. Sở dĩ có tên gọi này là bởi nó có các bậc thang nối tiếp nhau, dẫn từ chân lên đỉnh. Di tích kiến trúc cổ xưa này mang ý nghĩa linh thiêng đối với người dân địa phương.
Những khối đá cự thạch ở kim tự tháp Gunang Padang |
Theo nhà địa chất học Danny Hilman của Cơ quan Nghiên cứu và Phát minh Quốc gia của Indonesia, việc xây dựng kim tự tháp tại khu vực miệng một núi lửa đã tắt là một minh chứng cho sự khéo léo của những người xây dựng lên nó. Sự hiện diện của các hốc kín bí ẩn đã làm dày thêm những bí ẩn bao quanh di tích lịch sử này.
Hiện vẫn chưa rõ ai và bằng cách nào họ đã xây dựng kim tự tháp ở Gunung Padang. Đây là bí ẩn lớn vì chuyên gia Hilman ước tính cấu trúc tồn tại nhiều nghìn năm trước khi nền văn minh sớm nhất của nhân loại xuất hiện.
Sử dụng kỹ thuật đa dạng bao gồm thăm dò điện chiếu trường (ERT), radar xuyên đất (GPR), và địa chấn chiếu sóng (ST), nhóm nghiên cứu có thể phác họa bức tranh hoàn chỉnh về những đặc điểm bên trong ngọn núi cũng như niên đại xây dựng. Lõi khoan ở 7 địa điểm khác nhau hé lộ kim tự tháp được xây theo 4 giai đoạn riêng biệt, trải dài qua hàng nghìn năm.
Cao 20 - 30m, công trình bắt đầu với với Cụm 4. Chôn sâu bên trong ngọn núi, giai đoạn đầu tiên nhiều khả năng bắt nguồn dưới dạng một đồi dung nham tự nhiên, được đục đẽo tỉ mỉ thành hình dạng hiện nay cách đây 25.000 - 14.000 năm trước. Cụm 3 bao gồm các cột đá được sắp xếp như gạch trong tòa nhà, xây trong khoảng năm 7.900 – 6.100 năm trước Công nguyên. Xấp xỉ khoảng một thiên niên kỷ sau, giữa năm 6.000 và 5.500 trước Công nguyên, một thợ xây tới Gunung Padang và xây dựng Cụm 2. Thợ xây cuối cùng tới đây giữa năm 2.000 và 1.100 trước Công nguyên và xây Cụm 1.
Bên trong di tích, các khảo sát bằng sóng địa chấn đã tiết lộ nhiều hốc và phòng kín bí mật, một số có chiều dài lên đến 15 mét với trần cao 10 mét. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành các cuộc đào bới sâu hơn và dự định sử dụng máy quay phim để khám phá những điều bí ẩn được giấu kín bên trong.
Ai Cập phát hiện tàn tích kim tự tháp cổ đại 3.700 năm tuổi TĐO - Các di tích của một kim tự tháp được cho là đã xây dựng cách đây 3.700 năm tuổi vừa mới được phát hiện tại Ai Cập. |
Đã tìm ra câu trả lời cho bí ẩn ngàn năm: Người Ai Cập vận chuyển đá xây Kim tự tháp Giza như thế nào? Các nhà khảo cổ học đã có đáp án cho một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhất mọi thời đại - người Ai Cập vận chuyển 170.000 tấn đá vôi từ khoảng cách 500 dặm (tương đương với 800 km) để xây Kim tự tháp Giza bằng cách nào? |