Phân chia thác Bản Giốc (Bài 8)
Kỳ quan miền biên ải: Thác Bản Giốc cùng làng đá trăm tuổi Khuổi Ky Dòng thác đặc biệt trên đường biên giới của Việt-Trung khi ầm ào dữ dội trong mùa nước lớn, khi lại lơ thơ buông những ... |
Đưa thác Bản Giốc trở thành khu du lịch quốc gia TĐO - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết ... |
Ngôi chùa bên thác Bản Giốc Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc mang nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo truyền thống của người Việt đang được hoàn thiện những ... |
Thắng cảnh thế giới
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên - Bản Ước, là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải, thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Cao hoàn toàn nằm về phía Việt Nam. Thác Thấp nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.
Toàn cảnh thác Cao và thác Thấp ở Bẳn Giốc |
Đây là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ).
Thác Bản Giốc cũng là một trong bốn khu vực C trọng điểm tồn lại trong quá trình Việt Nam và Trung Quốc đàm phán biên giới trên bộ. Căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các bản đồ, văn kiện kèm theo thì đường biên giới qua khu vực thác Bản Giốc được mô tả là đi giữa dòng sông Quây Sơn đến đỉnh thác chính (vì thác Bản Gốc là một bộ phận của sông Quây Sơn). Từ đỉnh dòng chính thác Bản Giốc đường biên giới kéo thẳng đến mốc 53 nằm bên sườn quả núi bên trái con đường đi.
Thống nhất sử dụng Công ước Pháp – Thanh làm cơ sở phân định
Trong Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi rõ: “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung”. Do cùng căn cứ vào lời văn mô tả này nên khi vẽ đường biên giới chủ trương Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn đến chính giữa ngọn thác chính. Hai bên chỉ vẽ khác nhau ở phần phía trên đỉnh thác, nơi có hai dòng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò Thoong) mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều muốn nhận là lãnh thổ của mình.
Khi hai bên đã thỏa thuận xong được nguyên tắc chung đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền, Việt Nam và Trung Quốc mỗi bên về thể hiện đường biên giới chủ trương của mình lên bản đồ địa hình chung do hai bên thỏa thuận trước. Đường biên giới chủ trương do hai bên tự xác định bởi các chuyên gia bản đồ, pháp lý, kỹ thuật của mỗi bên và được lãnh đạo các địa phương nơi đường biên giới đi qua xác nhận.
Khi trao đổi bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương thì đoạn đường biên giới qua khu vực sông Quây Sơn và thác Bản Giốc gần như trùng nhau hoàn toàn, chỉ có duy nhất một điểm khác biệt là ở thượng nguồn thác Bản Giốc mà trong Công ước Pháp-Thanh không mô tả.
Thác Cao được phân chia trên cơ sở đường trung tuyến dòng chảy có chiếu cố đến thực tế quản lý |
Trong quá trình đàm phán, vì cả Việt Nam và Trung Quốc không có đủ chứng cứ, tài liệu pháp lý để bảo vệ yêu sách của mình đối với cồn Pò Thoong, nên hai bên phải dựa vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế đã được hai bên thỏa thuận liên quan đến việc hoạch định biên giới theo sông suối biên giới: đối với đường biên giới di qua sông suối tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi qua trung tuyến dòng chảy chính. Vì vậy, khi phân giới cắm mốc tại khu vực này, hai bên đo đạc, xác định dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam. Nếu căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nêu trên thì toàn bộ cồn Pò Thoong sẽ thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, theo thỏa thuận, hai bên đã cân nhắc, chiếu cố đến sự quan tâm và thực tế quản lý ở đây để thống nhất phương án hoạch định thích hợp nhất. Cuối cùng hai bên thống nhất xác định đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, hai phần ba thuộc về Trung Quốc và một phần ba thuộc về Việt Nam.
Thác Bản Giốc là khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiện, rất có giá trị đối với các hoạt động thể thao, du lịch có giá trị chung cho cả 2 bên. Cho nên, theo thông lệ quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc sẽ phải tính đến thỏa thuận hợp tác khai thác du lịch tại khu vực thác Bản Giốc. Cụ thể hai nước đã đàm phán và đã ký được thỏa thuận hợp tác khai thác cảnh quan du lịch ở đây một cách hợp lý trên cơ sở tôn trọng đường biên giới đã được phân giới cắm mốc tại thực địa.
Từ tình hình nói trên, tôi cho rằng vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở khu vực này đã được giải quyết một cách thật sự công bằng, khách quan và cầu thị, hoàn toàn phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế, không có chuyện Việt Nam đã để mất thác Bản Giốc vào tay Trung Quốc như một số người, do vô tình hay cố ý, viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 70 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Đáng tiếc là những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp Thanh 1887, 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới.