Phải đến phiên ATC, một số cổ phiếu trụ mới tăng lên mức cao nhất phiên
Định vị thị trường
Sau khi có những nhịp hồi phục, các thị trường cổ phiếu châu Á đều giao dịch chững lại. Các chỉ số NIKKEI 225 (+0,15%), TWSE (+0,27%), KOSPI (-0,99%) biến động trái chiều trong biên độ khá hẹp.
VN-Index trong khi đó cũng chưa thể tự xác định được xu hướng với những biến động còn gây nhiều tâm lý ức chế cho nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu lớn đã có lúc ép chỉ số giảm gần 10 điểm và tới cuối phiên lại xuất hiện các mã giải cứu thị trường.
Chất xúc tác
Dòng tiền có sự khởi sắc với khớp lệnh của HOSE tăng gần 30% lên 602 triệu đơn vị. Tuy nhiên, mức thanh khoản này vẫn còn thấp hơn mức bình quân 20 phiên gần nhất, qua đó thị trường vẫn trong chuỗi 4 phiên liên tiếp chưa vượt được ngưỡng này.
Nút thắt về thanh khoản cũng như vận động của thị trường sẽ chỉ được tháo gỡ sau khi thanh khoản tiếp tục gia tăng trong nhiều phiên giao dịch.
Khối ngoại bán ròng dàn trải nhiều cổ phiếu Midcap nhưng mua vào các mã Bluechips. |
Trong khi đó, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ ở mức trên 10% ở 2 chiều mua/bán. Đồng thời, khối này còn rút ròng thêm gần 280 tỷ đồng với các mã HVN (-40,55 tỷ đồng), HAH (-36 tỷ đồng), POW (-31 tỷ đồng), PDR (-29,14 tỷ đồng), DCM (-28 tỷ đồng), VPB (-26,81 tỷ đồng) bị bán ra dàn trải.
Tuy nhiên, một số cổ phiếu lớn như VNM (+125 tỷ đồng), MSN (+66,34 tỷ đồng), MWG (+29,45 tỷ đồng) lại được giải ngân khá tốt.
Vận động thị trường
Trong trạng thái thanh khoản yếu, thị trường lại phải phụ thuộc rất nhiều vào vận động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Cho đến trước phiên ATC, nhóm này chủ yếu gây ra sức ép lên chỉ số, có thời điểm đã ép VN-Index giảm gần 10 điểm.
Một số cổ phiếu Bluechips như POW (-1,5%), PLX (-1,5%), VIB (-1,4%), VRE (-1,4%), VHM (-1,1%) vẫn đóng cửa giảm trên 1%, cho thấy bằng chứng còn sót lại của nhịp đạp xuống.
Tuy nhiên, đà giảm của chỉ số lại gần như được triệt tiêu trong phiên ATC nhờ các mã MBB (+1,7%), VIC (+1,4%), MWG (+1,6%) xuất hiện lực kéo lên. Giá đóng cửa của cả 3 cổ phiếu này đều là cao nhất phiên và chỉ được ghi nhận trong phiên ATC.
Qua đó, VN30 (+0,16%) đảo chiều trong sắc xanh còn VN-Index chỉ còn giảm 1,54 điểm xuống 1.245,06 điểm (-0,12%). Tổng giá trị giao dịch toàn HOSE đạt 13.739 tỷ đồng, tương đương 653,07 triệu đơn vị.
Diễn biến của các cổ phiếu còn lại trên thị trường trở nên phân hóa rời rạc khi thị trường vẫn chưa có sự định hướng rõ ràng. Các mã DBC, SMC, CMX đóng cửa giảm sàn còn HNG (-5,53%), LDG (-5,71%), VIX (-5,04%) giảm trên 5%.
Các mã PVP, APH, GSP, SAM lại tăng trần ở chiều ngược lại bên cạnh VTO (+3,33%), HVN (+2,01%), AAA (+2,56%), BFC (+2,31%) tăng được trên 2%.
Trên HNX và UPCoM, các mã VGI (+3,6%), NTP (+4%) là những trường hợp cá biệt khi sắc đỏ lấn lướt ở phần lớn các cổ phiếu. Chỉ số HNX-Index giảm 0,69% còn UPCoM-Index giảm 0,23%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Cổ đông lớn nhất của Novaland bán 2 triệu cổ phiếu NVL Tính đến ngày 18/7, nhóm cổ đông liên quan ông Bùi Thành Nhơn chỉ còn nắm giữ khoảng 757 triệu cổ phiếu NVL, tương đương 38,8% vốn điều lệ. Mặc dù đây vẫn là nhóm cổ đông lớn nhất, nhưng tỷ lệ chi phối này đã giảm khoảng 22% so với cách đây 2 năm. |
Dragon Capital quay lại gom MWG sau khi vừa "chốt lời" hơn 1 triệu cổ phiếu Vừa bán ròng 1,05 triệu cổ phiếu MWG trong phiên ngày 19/7, nhóm quỹ Dragon Capital lại quay lại mua ròng 182.000 cổ phiếu MWG vào phiên 22/7, nâng sở hữu tại Thế Giới Di Động lên hơn 117 triệu cổ phiếu. |
Techcombank muốn chào bán gần 20 triệu cổ phiếu ESOP Techcombank đang lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành gần 20 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. |