Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
10:53 | 31/07/2017 GMT+7

OPEC và sự vật vã của cơn nghiện dầu

aa
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thời gian gần đây đã cố gắng hỗ trợ giá dầu bằng cách đóng băng sản lượng, nhưng họ lại đang gặp rất nhiều khó khăn với cơn nghiện dầu mỏ của các thành viên.

Đã 8 tháng trôi qua kể từ khi OPEC và 10 nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới ngoài tổ chức, chiếm khoảng 2% sản lượng khai thác mỗi ngày trên toàn cầu cam kết đóng băng sản lượng, đến 7/11 thành viên của tổ chức này đã phá vỡ các cam kết này.

Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã giảm 7,6% xuống mức 52,52 USD/thùng bất chấp những hứng khởi của các nhà đầu tư khi OPEC đồng ý đóng băng sản lượng.

Trước đây, những nhà sản xuất dầu mỏ chẳng quan tâm mấy đến sản lượng khai thác bởi họ vẫn thu được lợi nhuận khi giá mặt hàng này giảm. Nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng làm hài lòng cử tri, các quốc gia này tăng cường đầu tư công cũng như chi tiêu cho quân sự mà không để ý đến nguồn thu từ dầu mỏ đang giảm.

opec va su vat va cua con nghien dau

Những nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới (triệu thùng/ngày). Chi tiêu của OPEC thường xấp xỉ nguồn thu dầu mỏ (tỷ Riyal). Mức giá dầu cân bằng ngân sách của các thành viên OPEC (USD/thùng)

Tất cả những gì mà các nhà sản xuất dầu lớn này quan tâm là lợi nhuận và khi giá mỗi thùng dầu giảm, họ tăng sản lượng để củng cố nguồn thu ngân sách.

Theo RBC Capital Market, tình hình giá dầu thấp hiện nay đang đe dọa đến thỏa thuận đóng băng sản lượng của OPEC khi việc nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng quá lâu trong khi giá dầu không tăng có thể làm nhiều quốc gia thành viên mất kiên nhẫn.

Trong cuộc gặp mặt tuần trước tại St. Petersburg, các thành viên OPEC và những nước xuất khẩu dầu lớn đã thảo luận về việc tại sao đóng băng sản lượng lại không khiến giá dầu đi lên như hiện nay. Các bộ trưởng năng lượng đã họp và tranh luận tại sao một số nhà sản xuất lại không chịu cắt giảm sản lượng như đã cam kết.

Hiện OPEC đang chịu sức ép rất lớn từ ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ khi nhà sản xuất mới này đã tăng sản lượng gấp đôi kể từ năm 2008, qua đó xâm chiếm thị phần của các thành viên OPEC và đẩy giá dầu xuống mức sâu. Thị phần của Opec đã giảm xuống chỉ còn 40% so với 55% hồi thập niên 1970.

opec va su vat va cua con nghien dau

Mức giá dầu cân bằng ngân sách năm 2017 của các thành viên OPEC (USD/thùng)

Theo Goldman Sachs, OPEC và các thành viên của tổ chức này phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, một số nước thậm chí không phát triển các mảng kinh tế khác và hậu quả là họ cần giá dầu cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Sức mạnh bị hoang phí

Trong nhiều thập niên, các thành viên OPEC nổi tiếng với chi phí khai thác dầu thấp. Thời kỳ bùng nổ giá dầu giai đoạn 2011-2014, những nước này có thể hòa vốn với giá dầu chỉ khoảng 10-40 USD/thùng. Báo cáo của Goldman thì nhận định mức giá hòa vốn của các nước này hiện nay là khoảng 10-40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với các đối thủ đến từ Mỹ.

Thậm chí, chi phí khai thác mỗi thùng dầu tại một số vùng theo nhiều ước tính chỉ vào khoảng 3 USD, qua đó đảm bảo lợi nhuận cho các nước thành viên OPEC dù giá dầu xuống mức thấp.

Trong khoảng 2011-2014, mức giá dầu 100 USD/thùng đã bị các nước OPEC hoang phí khi chính phủ tăng cường chi tiêu cho quân sự, chi tiêu công nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như những bất ổn chính trị tại Syria. Nguyên nhân này khiến OPEC chưa tích trữ kịp nguồn lực chuẩn bị cho đợt sụt giảm giá sau này của thị trường dầu.

opec va su vat va cua con nghien dau

Bất chấp giá dầu thấp, các giàn khoan Mỹ vẫn hoạt động

Ví dụ như trường hợp của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy chi phí khai thác tại đây vào khoảng 12 USD/thùng nhưng cần giá dầu ở mức 67 USD/thùng để có thể bù đắp cho các khoản chi tiêu ngân sách của mình. Trong vòng 15 năm qua, nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ mà ngân sách của quốc gia này đã tăng 4 lần lên hơn 114 tỷ USD.

Tuy nhiên, quốc gia dầu mỏ này lại hỗ trợ mạnh thị trường bất động sản, trợ cấp điện nước cho người dân và họ không thể cắt bỏ những khoản chi tiêu này do lo ngại biểu tình. Chi tiêu cho quân sự của UAE cũng đạt tới 23 tỷ USD mỗi năm do xung đột chính trị tại Syria cũng như do bất đồng quan điểm với 1 số quốc gia láng giềng.

Đây chính là nguyên nhân khiến UAE dù có chi phí khai thác thấp nhưng không hề muốn hạ sản lượng và là thành viên phản đối quyết định đóng băng của OPEC nhất. báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), quốc gia này mới cắt giảm 50% sản lượng đã cam kết và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ cắt giảm tiếp.

opec va su vat va cua con nghien dau

Ả Rập Xê Út thậm chí chuyển hướng sang công nghệ sạch nhằm tiết kiệm chi phí trợ giá điện bằng dầu mỏ.

Các quan chức của UAE cho biết những công ty khai thác dầu mỏ của họ phần lớn là liên doanh nên việc thay đổi sản lượng rất khó khăn. Tuy nhiên UAE cho biết sẽ giới hạn sản lượng dầu mỏ xuất khẩu.

Trước tình hình này, Nga và các nước thành viên khác trong OPEC đã quyết định tổ chức một cuộc họp vào ngày 7/8 tới đây nhằm thảo luận về việc tuân thủ cam kết đóng băng sản lượng của các quốc gia.

Vào tháng 11/2016, OPEC cam kết sẽ giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày nhằm hỗ trợ giá dầu nhưng số liệu của hãng Kpler cho thấy tính đến tháng 6/2017, xuất khẩu dầu mỏ của tổ chức này chỉ giảm có 120.000 thùng/ngày.

Kiên quyết không giảm

Mới đây, Bộ trưởng năng lượng Ecuador, ông Carlos Perez đã phát biểu trên truyền hình rằng họ sẽ không thực hiện đúng theo thỏa thuận đóng băng sản lượng nữa trước áp lực về ngân sách.

Trong khi đó, số liệu của IEA cũng cho thấy cuộc chiến với Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khiến cam kết cắt giảm 200.000 thùng/ngày của Iraq bị phá sản. Tính đến tháng 6/2017, quốc gia này mới cắt giảm được chưa đến 50% thảo thuận.

Tại Ả Rập Xê Út, quốc gia sản xuất tới 30% lượng dầu của OPEC, tình hình cũng không tốt đẹp hơn. Khi doanh thu từ mặt hàng chủ lực này đã giảm 60% kể từ giữa năm 2014 trong khi chi tiêu công lại chỉ giảm 18%.

Hậu quả là thay vì cắt giảm chi tiêu, Ả Rập Xê Út phải rút tới 246 tỷ USd ngoại hối dự trữ cũng như phát hành thêm 17 tỷ USD trái phiếu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách.

Theo nhiều dự đoán, Ả Rập Xê Út sẽ cạn kiệt kho dự trữ ngoại hối nếu tình hình trên vẫn còn tiếp tục trong 3 năm nữa. Thậm chí, nói chính xác thì chính quốc gia này mới là nước bị thiệt hại nặng nhất khi giá dầu thấp.

opec va su vat va cua con nghien dau

Iraq khó lòng cắt giảm sản lượng như thỏa thuận trước cuộc xung đột với IS

Trong những tháng năm hưởng thụ giá dầu cao, Ả Rập Xê Út đã không biết cách cân bằng giữa đầu tư quân sự và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Ngân sách cho an ninh quốc phòng của nước này đã tăng 50% trong khoảng 2010-2013 và số tiền chi cho quân sự thậm chí đạt 50 tỷ USD vào năm 2016 do cuộc chiến tại Yemen và Syria.

Bởi vậy, khi giá dầu giảm sâu, Ả Rập Xê Út buộc phải có những động thái quyết liệt như cổ phần hóa tập đoàn dầu khí quốc doanh Aramco hay chuyển hướng đầu tư sang những mảng kinh tế khác nhằm hạn chế phụ thuộc vào dầu.

Hãng luật Haynes and Boone cho biết động thái từ chối đóng băng sản lượng trước đẩy của OPEC là nhằm gia tăng thị phần và đè bẹp đối thủ Mỹ khi họ cho rằng các nhà khai thác dầu đá phiến không thể chịu nơi mức giá dưới 80 USD/thùng. Tuy nhiên, dù 250 nhà khai thác Bắc Mỹ đã phá sản nhưng hệ thống tài chính và quy trình phá sản tại đây khiến các giàn khoan vẫn bơm được dầu mỏ.

Nhờ đó, các công ty khai thác vẫn có doanh thu dù đang tái cấu trúc và khi các khoản nợ được thanh toán hết, những người chủ mới bắt đầu thu được lợi nhuận và sản lượng khai thác bắt đầu được điều chỉnh trở lại. Mới đây, những công ty dầu mỏ tại Mỹ công bố mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ khi giá dầu giảm sâu bất chấp những khó khăn trên thị trường năng lượng.

Trước tình hình này, nhiều chuyên gia dự đoán OPEC có khả năng sẽ đặt hạn mức xuất khẩu bên cạnh đóng băng sản lượng nhằm tăng cường hỗ trợ giá dầu và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giá loại vàng đen này tăng 9% trong tuần qua.

Dẫu vậy, IEA cho biết có những dấu hiệu chứng tỏ sản lượng khai thác dầu của OPEC trong những tháng gần đây thậm chí tăng chứ không giảm, qua đó cho thấy tình hình ngày càng phức tạp trên thị trường dầu trong tương lai.

BT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động