Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
08:42 | 17/10/2019 GMT+7

Ông chủ thực sự của nước sạch Sông Đà là ai?

aa
"Ông chủ" kín tiếng của Công ty nước sạch Sông Đà sở hữu hàng loạt bất động sản đắc địa như tổ hợp khách sạn năm sao Melia Hà Nội, Tòa nhà văn phòng cao cấp Gelex Tower 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng....và kiếm siêu lợi nhuận từ việc cung cấp nước sạch cho Hà Nội.
Vụ nước sạch nhiễm dầu tại Hà Nội: Xử lý nghiêm cơ sở lợi dụng tăng giá nước đóng chai Mòn mỏi chờ Công ty nước sạch sông Đà cấp nước trở lại Vụ ô nhiễm nước sông Đà: Thủ tướng không hài lòng khi thông tin bị che đậy

Tai tiếng mang tên "Nước sạch Sông Đà"

Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (UpCoM, mã VCW) sau hàng loạt tai tiếng vẫn lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Cuộc chiến thâu tóm cổ phần tại công ty nước sạch lớn nhất thủ đô cũng gay gắt và chiến thắng thuộc về một đại gia khá kín tiếng.

Nước sạch sông Đà từng dính nhiều bê bối về chất lượng nước và hạ tầng công trình. Công ty đã để xảy ra 22 lần vỡ đường ống nước, dùng ống nhựa Trung Quốc chất lượng thấp khiến hàng triệu người dân Hà Nội lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

nuoc sach song da cong thuc bo 2 lai 1 va ong trum thuc su phia sau
Ai chịu trách nhiệm vụ "nước sạch sông Đà" nhiễm dầu?

Mới đây nhất, sự cố người dân một số quận Hà Nội như Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… phát hiện nước có mùi khét nồng nặc, thậm chí có váng dầu đen. Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã phát hiện ra nguồn nước bị nhiễm dầu bẩn nhưng không báo cáo và không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định.

TP.Hà Nội xác nhận nguyên nhân của tình trạng trên là do việc đổ nhớt thải khu vực đầu nguồn, các mẫu nước có hàm lượng styren cao hơn giới hạn cho phép, kết hợp với mùi nồng nặc của clo. Hà Nội cũng đưa ra khuyến cáo người dân vùng nước nhiễm bẩn không dùng nước để nấu ăn, uống.

UBND Tp. Hà Nội khẳng định đây là trách nhiệm của Công ty nước sạch Sông Đà và yêu cầu công ty khắc phục sự cố. Dù xảy ra loạt bê bối lớn về chất lượng nhưng Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn là "ông trùm" cung cấp nước sạch cho Hà Nội và đạt mức siêu lợi nhuận.

Chiều 16/10, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu làm việc với UBND TP Hà Nội kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác cho hay, với TP Hà Nội, Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, nước sinh hoạt, đặc biệt là nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải.

Trao đổi thêm bên lề cuộc làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, trách nhiệm của Hà Nội là phải tìm ra nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan cung cấp nước sạch.

“Tại sao để xảy ra như vậy mà công ty cấp nước không minh bạch, không công bố, lại ngấm ngầm làm như thế là không được. Đã liên quan đến sức khỏe người dân phải công bố để cùng nhau đánh giá, cảnh báo và đưa ra các biện pháp khắc phục. Mình cứ giấu, che đậy là không được. Thủ tướng rất không hài lòng khi thấy người dân phản ánh như vậy mà mình cứ che che đậy đậy, đơn vị cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành trách nhiệm”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.

Bỏ vốn 2 đồng, lãi 1 đồng

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà cho thấy, trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của doanh nghiệp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 263,7 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2018. Giá vốn tăng, song Viwasupco vẫn đạt được 150,3 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng gần 27% so với cùng kỳ. Tại ngày 30/6/2019, tổng tài sản của công ty đạt 1.477 tỷ đồng. Nợ phải trả của Nước sạch Sông Đà là 453 tỷ, trong đó chủ yếu là người mua trả tiền trước. Công ty có khoản vay nợ dài hạn 387 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 1.023 tỷ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 271 tỷ.

Năm 2018, Công ty Nước sạch Sông Đà đã bán ra 91 triệu m3 và đạt doanh thu 468 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lên tới 218 tỷ đồng. Đây là mức siêu lợi nhuận của một công ty nước sạch khi cứ 2 đồng thu về công ty lại lãi 1 đồng.

Năm 2019, công ty đặt mục tiêu doanh thu 534 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 183 tỷ. Kế hoạch khá thận trọng với sự giảm nhẹ của lợi nhuận nhưng thực hiện lại cao hơn nhiều. Theo cập nhật của công ty, 6 tháng năm 2019 doanh nghiệp đạt doanh thu 263 tỷ, tăng 22,3% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng chỉ 113 tỷ. Trong khi các chi phí tài chính, chi phí bán hàng không đáng kể khiến lợi nhuận từ kinh doanh tăng lên 133 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt 126 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ.

Ai nắm giữ Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà?

Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà trước đây có tên là công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (thuộc Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex) được thành lập vào tháng 3/2009. Tháng 9/2009, công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, đổi tên từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex thành Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex. Sau đó được đổi tên thành Công ty CP nước sạch Sông Đà kể từ ngày 01/02/2018.

Chính vì lĩnh vực kinh doanh thiết yếu cộng với tập khách hàng lớn ở thủ đô, giới tài chính đã có một cuộc đua gay gắt để thâu tóm công ty này. Cuối năm 2017, sau nhiều tai tiếng, Vinaconex đã bán toàn bộ cổ phần thoái vốn tại Nước sạch Sông Đà. Khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Sinh Thái đã và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) vốn nổi tiếng trên sàn chứng khoán đã tham gia vào cuộc đua.

Tuy vậy phần thắng cuối cùng thuộc về Công ty Đầu tư phát triển Sinh Thái khi liên tục mua gom cổ phần thoái vốn từ Vinaconex gồm nhiều đợt và sở hữu 50,42% cổ phần tại đây, REE của doanh nhân Mai Thanh ngậm ngùi với vị trí thứ hai khi chỉ sở hữu 17,34 triệu cổ phần tương ứng 34,68% cổ phần của Nước sạch Sông Đà.

nuoc sach song da cong thuc bo 2 lai 1 va ong trum thuc su phia sau
Gelex do ông Nguyễn Văn Tuấn làm chủ tịch nắm giữ 60,46% cổ phần nước sạch Sông Đà.

Đường đua gom cổ phiếu gay cấn là thế nhưng Sinh Thái đã ngay lập tức sang tên 25,21 triệu cổ phiếu cho Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex ngày 4/1/2018. Dưới góc nhìn tài chính, nhiều chuyên gia cho rằng khả năng Sinh Thái chỉ là cái tên đứng ra gom cổ phần cho nhà đầu tư giấu mặt là Gelex vì nhóm này không muốn lộ diện ngay từ ban đầu.

Cuộc đua thâu tóm Nước sạch Sông Đà sau đó cũng chốt hạ với nhiều giao dịch lòng vòng của nhóm Năng lượng Gelex. Tính đến nay, nhóm Gelex đã nắm giữ 60,46% cổ phần, REE nắm 35,95% cổ phần, Quỹ đầu tư MB nắm 2,22%. Đây là 3 cổ đông lớn nhất nắm gần 99% cổ phần công ty.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex được sở hữu 100% bởi Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam Gelex. Gelex tự tin cho biết đang sở hữu chi phối Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà, đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt sông Đà cho thủ đô Hà Nội với công suất giai đoạn 1 là 300.000 m3/ ngày đêm.

Theo thông tin trên website chính thức của Gelex, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện được thành lập ngày 10/7/1990 nhằm tập trung sức mạnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc ngành công nghiệp kỹ thuật điện.

Ông chủ Nguyễn Văn Tuấn là ai?

Chủ tịch của Năng lượng Gelex chính là ông Nguyễn Văn Tuấn - doanh nhân thế hệ 8X nổi tiếng trong giới tài chính. Được biết, ông Tuấn sinh năm 1984, tại Hà Nam. Xuất thân từ ngành tài chính - ngân hàng, ông Tuấn ngay từ khi còn trẻ đã nổi tiếng trên thương trường với những thương vụ M&A đình đám như vụ mua cổ phần thoái vốn tại Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam từ Bộ Công Thương ngay trên sàn. Trước đó là Công ty Dây cáp điện Việt Nam (CAV…

Hiện đại gia trẻ Nguyễn Văn Tuấn nắm nhiều chức vụ gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, Chủ tịch Công ty Dây cáp điện Việt Nam, Chủ tịch Công ty TNHH Thiết bị điện, Phó chủ tịch Công ty TNHH S.A.S - CTAMAD, Phó Chủ tịch Công ty Hạ tầng Fecon.

Ngành nghề Gelex đang tập trung kinh doanh gồm cung cấp nước sạch. Ngoài ra, ông lớn này hiện nắm giữ 100% vốn tại Công ty TNHH Một thành viên năng lượng Gelex Energy hoạt động trong 3 lĩnh vực: đầu tư sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo với các dự án điển hình là điện măt trời Ninh Thuận, Bình Thuận; đầu tư thủy điện với các dự án điển hình như Thủy điện Sông Bung 4A, Thủy điện CANAN 1, CANAN 2 và đầu tư khai thác và cung cấp nước sạch phục vụ đô thị với trọng điểm là Dự án nước sông Đà.

Các dự án trọng điểm của Gelex có địa điểm tại các vị trí vàng tại các thành phố lớn như: Tổ hợp khách sạn năm sao Melia Hà Nội và tòa nhà văn phòng HCO; Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN; Tòa nhà văn phòng cao cấp Gelex Tower 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, HN. Ngoài ra, TCT đã và đang đẩy mạnh việc đầu tư vào các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Cát Hải - Hải Phòng, Tiền Phong - Quảng Ninh.

nuoc sach song da cong thuc bo 2 lai 1 va ong trum thuc su phia sau
Tổ hợp khách sạn Melia Hà Nội.

Đặc biệt, mới đây tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Gelex cũng chính thức thông báo lấn sân sang lĩnh vực mới- Bất động sản. Cụ thể, Gelex lên kế hoạch phát triển mảng bất động sản (BĐS) khu công nghiệp, phân khúc đang phát triển mạnh nhờ vào quá trình phân công lại sản xuất toàn cầu dẫn đến sự dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Bên cạnh đó, Gelex cũng đầu tư nhà ở xã hội, định hướng mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng trong mảng khu công nghiệp.

Việc mở rộng sang BĐS khu công nghiệp có thể được Gelex thực hiện theo hình thức đầu tư dự án hoặc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực này hoặc các hình thức khác. Gần đây, Gelex đã mua 9,8% phần vốn góp tại Tổng công ty Viglacera, đơn vị có quỹ đất khu công nghiệp hàng đầu khu vực miền Bắc vào cuối tháng 2/2019.

nuoc sach song da cong thuc bo 2 lai 1 va ong trum thuc su phia sau Video: TGĐ Công ty nước sạch sông Đà miễn cưỡng xin lỗi dân
nuoc sach song da cong thuc bo 2 lai 1 va ong trum thuc su phia sau Hà Nội: 5 tiếng đồng hồ, hơn 2.000 cuộc điện thoại cầu cứu nước sạch
nuoc sach song da cong thuc bo 2 lai 1 va ong trum thuc su phia sau Ô nhiễm nước Sông Đà: Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vi phạm
HOÀNG SƠN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sếp nước sạch sông Đà "phủi" trách nhiệm, nữ tướng nước mặt sông Đuống bỗng nổi danh

Sếp nước sạch sông Đà "phủi" trách nhiệm, nữ tướng nước mặt sông Đuống bỗng nổi danh

Ông chủ 8X của Công ty nước sạch sông Đà kiếm siêu lợi nhuận; thân thế, sự nghiệp của Shark Liên - bà chủ nước sạch sông Đuống; ông Phạm Nhật Vũ được xem xét giảm nhẹ tội trong vụ bê bối MobiFone mua AVG; ... là những câu chuyện đáng chú ý trong giới doanh nhân tuần qua. 
Vụ nước sông Đà nhiễm dầu: Một giám đốc doanh nghiệp thuê đổ chất thải?

Vụ nước sông Đà nhiễm dầu: Một giám đốc doanh nghiệp thuê đổ chất thải?

Sau khi đầu thú, nghi phạm vụ đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà khai nhận được một doanh nghiệp thuê đổ chất thải.
Nước sạch nhiễm dầu thải, trường học phải chuyển sang dùng nước bình

Nước sạch nhiễm dầu thải, trường học phải chuyển sang dùng nước bình

Các trường học khu vực quận Thanh Xuân, Hoàng Mai và Hà Đông (Hà Nội) đã chuyển sang dùng nước đóng bình để phục vụ nấu ăn bán trú trong khi nguồn nước sông Đà đang bị nhiễm dầu thải.    

Các tin bài khác

HOREA kiến nghị Chính phủ gỡ vướng pháp lý cho dự án BT tại Khánh Hòa của Sunshine Group

HOREA kiến nghị Chính phủ gỡ vướng pháp lý cho dự án BT tại Khánh Hòa của Sunshine Group

Kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho Sunshine Group, khơi thông nguồn lực đang bị đình trệ – là nội dung trọng tâm trong công văn số 82/2025/CV- HoREA ngày 18/6/2025 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi Chính phủ và các Bộ hữu quan, liên quan đến Dự án BT Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang (giai đoạn 1).
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Hà Nội, ngày 28/6/2025 – Ngày 28/6, tại Hà Nội, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển Thạc sĩ/Tiến sĩ tại những đại học danh tiếng toàn cầu. Các tân khoa VinUni khóa 2 là thế hệ đặc biệt - trưởng thành và tỏa sáng từ đại dịch Covid-19.
Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Ngày 27/06, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam – thành viên Tập đoàn Vingroup đã bàn giao mặt bằng Trung tâm Triển lãm Việt Nam với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình đã xác lập vị thế top 10 tổ hợp trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh.
Thổi hồn cho trăm nghề trên sân khấu đương đại Việt Nam Bách Nghệ tại Vinpearl Nha Trang

Thổi hồn cho trăm nghề trên sân khấu đương đại Việt Nam Bách Nghệ tại Vinpearl Nha Trang

Mùa hè này, Vinpearl Nha Trang mang đến một kiệt tác sân khấu đầy tự hào mang tên Việt Nam Bách Nghệ - show diễn đang thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những người yêu nghệ thuật và di sản văn hóa Việt. Lần đầu tiên, những hình ảnh tưởng như chỉ còn trong ký ức được tái hiện sống động trên sân khấu bằng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại đầy biến ảo. Không chỉ khẳng định sức sống trường tồn của “Hồn Việt” giữa nhịp sống hiện đại, đây còn là cơ hội để lớp trẻ hiểu và trân quý những giá trị truyền thống để viết tiếp những trang văn hoá thời kỳ mới của Việt Nam.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng sau cánh cửa khép kín. Từ những vụ việc đau lòng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực toàn diện, từ hoàn thiện luật pháp, truyền thông sâu rộng đến xây dựng mạng lưới hỗ trợ nhằm bảo vệ nạn nhân và hướng tới một xã hội an toàn, nhân ái và văn minh.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động