"Ô nhiễm không khí do đốt rơm, khói bụi là chưa chính xác"
Ô nhiễm không khí gia tăng, Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài Hà Nội ô nhiễm không khí, học sinh phải tạm dừng hoạt động ngoài trời Yên Bái, Hà Tĩnh, Gia Lai có nhân sự mới |
Ô nhiễm không khí đang "tàn phá" Thành phố Hà Nội. |
Những ngày qua, Hà Nội và TP.HCM đang trong tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nồng độ bụi siêu mịn PM2,5 đạt ngưỡng độc hại. Tổ chức Air Visual đã đưa Thủ đô Việt Nam vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp.
Để hiểu hơn về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và giải pháp để giải quyết được tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội nêu quan điểm: “Từ lâu, môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và thậm chí cả nước ta đều đến mức báo động về tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mới nghe cảnh báo từ các cơ quan chức năng từ các chuyên gia chứ chưa thực chất đi tìm nguyên nhân và giải pháp để giải quyết được tình trạng ô nhiễm này. Để tìm ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí, phải hiểu được ô nhiễm không khí có những dạng nào, từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp để giải quyết”.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, ô nhiễm không khí thực chất có nhiều loại, như ô nhiễm vật thể rắn, ô nhiễm chất khí hoà tan và ô nhiễm mùi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội |
Ô nhiễm vật thể rắn được chia làm loại hạt to, loại hạt trung bình, loại hạt nhỏ và loại siêu nhỏ. Hạt to là dạng ô nhiễm như bụi đường, bụi công trình xây dựng, có thể xử lý được ngay lập tức bằng nhiều biện pháp khác nhau. Loại hạt trung bình và nhỏ có thể bay xa, khó có thể xử lý còn loại siêu nhỏ hay còn gọi là bụi siêu mịn thì chỉ có thể lơ lửng, không bao giờ lắng được, nó nhỏ hơn cả vi sinh vật, gây nguy hiểm với cả sức khoẻ con người và động vật.
Ô nhiễm chất khí hoà tan không bao giờ lắng, được tạo thành từ việc đốt cháy các vật thể,hìnhthành các chất khí như SO2, khí CO, NO2… và một vài độc chất khác.Những chất này phát tán ra môi trường không khí,không bao giờ lắng được, lơ lửng trong không khí,chỉ phản ứng với nước mưa. Nhiều nhà máy nước sử dụng Cl để khử mùi trong nước, cũng sẽ có những khí độc bay ra môi trường. Những chất này sẽ từ từ ngấm vào phổi, gây nguy hiểm cho sức khoẻcon người.
Ô nhiễm mùi, là chất khí có mùi, vừa độc hại vừa khó chịu. Ô nhiễm nước sông Tô Lịch tạo nên ô nhiễm mùi là một ví dụ điển hình.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nêu quan điểm: “Nếu nói nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đáng báo động như hiện nay là do đốt rơm, khói bụi từ các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng…là chưa chính xác và khách quan. Dân năm nào cũng đốt rơm, xe cộ và các dự án thì không chỉ ngày một ngày hai, tại sao ô nhiễm môi trường không khí lại xảy ra vào thời điểm này?. Phải đi sâu tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết lâu dài, triệt để chứ không phải tức thời. Việc cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần mua máy lọc không khí hoặc đeo khẩu trang cũng là chuyện dư thừa. Bởi nếu không khuyến cáo, khi ra đường, người dân vẫn đeo khẩu trang kín mít. Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở tài nguyên môi trường, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học cho đến chính quyền địa phương phải có những cách giải quyết triệt để, hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường bằng những biện pháp thực tế, làm sao để dân ra đường không phải đeo khẩu trang nữa, chứ không phải chỉ khuyến cáo hay cảnh báo người dân.”
Cũng theo TS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do các quá trình như mất cân bằng oxy hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA.
Sự ảnh hưởng trực tiếp của các hóa chất trong bụi đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư ở phổi.
Theo một nghiên cứu của GS Christopher J L Murray và các cộng sự đăng trên tạp chí khoa học Lancet năm 2016, ô nhiễm không khí (trong đó có ô nhiễm bụi PM2,5) là nguyên nhân của 7 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới, trong đó 19% ca tử vong do bệnh tim mạch, 24% ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, 21% ca tử vong do đột quỵ và 23% ca tử vong do ung thư. Những nguyên nhân chính gây tử vong do ô nhiễm không khí là đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư và các bệnh nhiễm trùng hô hấp. |