Nữ tác giả người Scotland mới là “cha đẻ” thực sự của ma cà rồng đầu tiên trong văn học
Các đặc trưng nổi tiếng của ma cà rồng như thích uống máu người, sợ tỏi hay phương pháp hiệu quả nhất để giết ma cà rồng là dùng cọc đâm vào tim không phải do tác giả Bram Stoker nghĩ ra. Ông chỉ là người phát triển thêm trên nền nguồn cảm hứng từ các tác phẩm của Emily Gerard.
Dacre Stoker, cháu của Bram Stoker đang thực hiện chuyến hành trình “săn tìm kho báu” để tìm hiểu thêm về nữ tác giả người Scotland bí ẩn này. Bà Emily đã du lịch khắp vùng quê Carpathia, phỏng vấn người dân về những mê tín dị đoan địa phương, viết bài về chủ đề này và cuối cùng, từ “Nosferatu” (Ma cà rồng) của bà đã trở thành nguồn cảm hứng viết lên câu truyện nổi tiếng của tác giả Bram Stoker.
“Tài liệu đầu tiên tôi tìm thấy có tên bà là bài phỏng vấn trong tờ British Weekly mà Bram Stoker đưa cho Jane Stoddart. Jane hỏi ông rằng ông lấy thông tin này ở đâu và ông trả lời là có ông thấy có vài thông tin nhưng nguồn thông tin đầy đủ nhất là từ một bài luận trong tờ Nineteenth Century (tạp chí văn học Anh được thành lập năm 1877) của tác giả Emily Gerard”, Dacre Stoker cho biết.
Dacre bị cái tên Emily Gerard hấp dẫn và muốn tìm hiểu xem những thông tin bà đã mang đến cho câu chuyện nổi tiếng đó là gì. Anh lục tìm trong các bản ghi chép được lưu giữ tại Bảo tàng Rosenbach ở Philadelphia và phát hiện ra: rất nhiều tham khảo cho truyện Dracula đến từ nghiên cứu của Emily.
“Các đặc trưng ma cà rồng ông Bram sử dụng đến từ mô tả của Emilly về Van Helsing. Trong đó, Van Helsing giải thích về sức mạnh và cách giết chết ma cà rồng với một nhóm các anh hùng. Do ma cà rồng rất khó chết, các anh hùng phải chặt đầu và nhồi tỏi vào mồm ma cà rồng hoặc họ phải lấy và thiêu trái tim ma cà rồng”, Dacre kể.
Đây là những đặc trưng nằm trong trong tác phẩm dài hai tập có tên The Land Beyond the Forest (Vùng đất bên ngoài cánh rừng) xuất bản năm 1888 của bà Emily
Là một tác giả, Dacre thấy bản thân bị bà thu hút và hiện tập trung toàn bộ sức lực để tìm hiểu về Emily, người được sinh ra trong một gia đình quân nhân khá giả tại Scottish Borders vào năm 1849.
“Tại sao một người phụ nữ sinh ra trong một gia đình giàu có ở Jedburg và Airdire lại mạo hiểm đi đến Transylvania, tìm hiểu về mê tín dị đoan?” Dacre nói.
Dacre tự hỏi điều gì đã làm Emily nổi loạn. Cả Emily và chị em gái đều là các tác giả và đã đồng xuất bản ít nhất bốn cuốn tiểu thuyết. Điều này cho thấy phụ nữ trong gia đình bà không bị cấm hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Không những thế, Scotland thế kỷ 19 từng là một xã hội nơi tôn giáo tồn tại hoà hợp với mê tín dị đoan.
Ban đầu, Bram Stoker định viết nơi diễn ra câu truyện Dracula của mình ở Áo, nhưng Dacre tin rằng chính các tác phẩm của Emily là đã khiến Bram Stoker đổi địa điểm sang Transylvania.
“Bà chắc chắn là một người phụ nữ dũng cảm và có tinh thần rất thú vị để có thể đi du lịch đến những nơi xa xôi, có tác phẩm xuất bản trên một tạp chí danh tiếng như Nineteenth Century và xuất bản tiếp đến hai cuốn sách. Tôi muốn tìm hiểu thêm về bà”, Dacre nói.
Nhiều cơ hội cho độc giả Việt tìm hiểu văn học châu Âu
Ngày 13/5, Lễ khai mạc Những ngày Văn học châu Âu 2023 chính thức diễn ra tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. Trong dịp này, 13 quốc gia đến từ châu Âu chung tay tổ chức nhiều sự kiện giao lưu với tác giả, dịch giả, các buổi hội thảo và các hoạt động tương tác khác, giới thiệu đến độc giả Việt những nét văn hóa của châu Âu thông qua văn chương.
|
“Hoàng tử bé” đến Việt Nam bằng cả văn học, âm nhạc và mỹ thuật
Đây là chia sẻ của ông Marc – Olivier Dupin, nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng sẽ chỉ huy dàn nhạc giao hưởng trong chương trình biểu diễn âm nhạc “Hoàng tử bé” diễn ra trong hai ngày 23, 24/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
|