Nữ phiên dịch Việt Nam được trao giải vì hỗ trợ người lao động nhập cư tại Hàn Quốc
UNDP và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trao đổi phương án hỗ trợ nạn nhân bom mìn, người khuyết tật Mới đây, Phó trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam Patrick Haverman đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Văn Hồi. |
World Vision Việt Nam hỗ trợ 335 người hồi phục và tái hoà nhập cộng đồng Ngày 30/10, Tổ chức World Vision Việt Nam đã phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh & Xã hội các tỉnh/ thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả và tổng kết hoạt động dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” tại 5 địa phương này. |
Đây là giải thưởng do Hope - một tổ chức nhân đạo phi chính phủ có trụ sở tại Seoul khởi xướng từ năm 2020 để vinh danh những nhà hoạt động quốc tịch nước ngoài có đóng góp vì quyền lợi của lao động nhập cư.
Phiên dịch viên Nguyễn Thị Ngọc có tên tiếng Hàn là Bak Jeong-yeon, sang Hàn Quốc lao động và có chồng người Hàn Quốc. Cô bắt đầu phiên dịch tiếng Việt - Hàn cho người nhập cư từ năm 2012 tại Link - trung tâm dịch thuật dành cho người nước ngoài.
Phiên dịch viên Nguyễn Thị Ngọc nhận giải cống hiến vì người nhập cư tại Trung tâm Cư trú dành cho người nước ngoài ở Busan ngày 21/10. |
Mỗi năm cô xử lý 3.000-4.000 ca tư vấn và phiên dịch liên quan tới các vấn đề lao động, sức khỏe và định cư cho người nhập cư tại Trung tâm Cư trú dành cho người nước ngoài Busan, đồng thời hướng dẫn cho lao động ngoại quốc cách đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp.
"Lần đầu tới Hàn Quốc 13 năm trước, tôi không biết tiếng Hàn. Tôi rất may mắn được học tiếng Hàn trong hai năm đầu, nhưng đa số lao động nhập cư không thể. Họ xa quê hương và bạn bè, chỉ có một mình khi gặp khó khăn hoặc đau ốm. Vì vậy, tôi muốn ở bên cạnh giúp đỡ họ bằng mọi cách có thể", Ngọc chia sẻ.
Năm 2016, cô từng giúp đỡ một nhóm ngư dân Việt bị cáo buộc tội giết người trên một tàu đánh cá. Qua nhiều lần tới nhà tù Busan, Ngọc đã cung cấp bản dịch chi tiết cho các luật sư nhân quyền ở Seoul, giúp chứng minh họ vô tội.
"Tôi đã liên lạc nhiều lần với nhóm ngư dân Việt qua điện thoại, thư từ và những lần tới thăm. Thỉnh thoảng, tôi mang sách tới cho họ đọc, động viên họ không bỏ cuộc. Họ là người miền Trung Việt Nam, giọng địa phương rất nặng. Ban đầu tôi không hiểu họ nói gì nhưng sau nhiều chuyến thăm tù, tôi bắt đầu nghe được", Ngọc nói.
"Bà Bak Jeong-yeon đã đóng góp lớn vào việc công khai các vấn đề liên quan tới quyền lao động của ngư dân nhập cư và cải thiện pháp luật", Kim Jong-chul, một luật sư nhân quyền thuộc Ban cố vấn Pháp lý Nhân đạo (APIL) cho biết.
Phát biểu tại buổi nhận giải thưởng, nữ phiên dịch cảm ơn những người di cư và các nhà hoạt động đồng nghiệp của cô. "Giải thưởng này dành cho tất cả những người lao động nhập cư không chấp nhận ngược đãi và phân biệt đối xử tìm đến chúng tôi để được giúp đỡ. Tôi gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi, những người luôn ở bên cạnh tôi và nhiều nhà hoạt động khác đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử người di cư. Nhờ nỗ lực của họ, thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn".
Hội người Việt Nam tại Miyazaki được trao giải thưởng Miyanichi Mặc dù mới được thành lập nhưng Hội Người Việt Nam tại Miyazaki đã tổ chức hoặc tham gia nhiều hoạt động văn hóa và là cầu nối cho mối quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Miyazaki và Việt Nam. |
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp Lào hơn 2 triệu USD và vật tư y tế để chống dịch COVID-19 Ngày 25/10, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ trao tượng trưng quà tặng của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Đảng, nhà nước và nhân dân Lào ứng phó đợt dịch COVID-19 mới ở Lào. |