Nông sản xuất sang Trung Quốc ùn ứ tại cửa khẩu lại tái diễn, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn Để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn; Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vốn,... |
Phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao Mặc dù thị trường Trung Quốc đem tới nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro mới về kiểm soát chất lượng, lo ngại ùn ứ ở cửa khẩu vào mùa cao điểm. |
Ảnh minh họa. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492 về việc triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Công điện nêu rõ, những ngày qua, số lượng xe chở hàng nông sản xuất khẩu tăng đột biến tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong khi thời gian làm thủ tục thông quan kéo dài, năng lực thông quan hạn chế dễ gây ra tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu.
Thêm vào đó, hiện nay, một số loại trái cây đang vào vụ thu hoạch (sầu riêng, mít, vải, thanh long…), dự báo phương tiện đường bộ chở hoa quả và nông sản xuất khẩu từ các địa phương sẽ tiếp tục dồn về các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía Bắc, nguy cơ xảy ra tình trạng ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu, gia tăng chi phí, gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực một số cửa khẩu ở Lạng Sơn.
Trước tình hình trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức triển khai các giải pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản đang vào mùa vụ được thuận lợi.
Các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc, các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát các quy định về xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chủ động về ngoại giao, phối hợp nước bạn để tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục, tăng thời gian và hiệu suất thông quan.
Các giải pháp này nhằm không để tái diễn tình trạng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu trong điều kiện nắng nóng dễ bị hư hỏng.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các các tỉnh có cửa khẩu tại khu vực biên giới phía Bắc chủ động theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình lưu thông, tập trung hàng hóa nông sản trên địa bàn để tổ chức, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉ đạo các lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, xử lý các điểm ùn ứ nông sản xuất khẩu...
Về lâu dài, Thủ tướng nhấn mạnh phải triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hình thức chính ngạch, đa dạng hóa các phương thức vận tải hàng nông sản xuất khẩu (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không…).
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với bộ ngành liên quan tích cực đàm phán thúc đẩy mở cửa thị trường, nhất là thị trường chính ngạch, tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản. Tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng các loại trái cây được chính thức xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tiếp tục đàm phán với phía bạn để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương khẩn trương xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp, bảo đảm đáp ứng các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo người dân, các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.
Các địa phương biên giới phía Bắc ưu tiên bố trí, huy động các nguồn lực hợp pháp để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại biên giới đồng bộ theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn, tính riêng ngày 30/5/2023, tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 1.152 xe, trong đó: Số phương tiện có hàng xuất khẩu là 518 xe (gồm 450 xe hoa quả, 68 xe hàng khác). Số phương tiện nhập khẩu là 634 xe (gồm 604 xe hàng, 30 xe mới). Số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu tồn trên địa bàn tỉnh tính đến 20 giờ 00 ngày 30/5/2023 là 758 xe (gồm 516 xe hoa quả, 24 xe hàng khác, 218 xe hàng ngoài khu vực cửa khẩu chưa đăng ký mặt hàng). |
Kết nối xuất khẩu nông sản Bến Tre tới các doanh nghiệp Trung Quốc Ngày 6/4, trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Ngụy Hoa Tường nhấn mạnh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kết nối xuất khẩu nông sản, quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh của Bến Tre tới các doanh nghiệp Trung Quốc. |
Nông sản Hàn Quốc vào Việt Nam tăng gấp 10 lần chỉ sau 2 năm Năm 2020, quận Uiseong ( tỉnh Gyeong Bắc, Hàn Quốc), bắt đầu xuất khẩu nông sản của địa phương sang Việt Nam và đạt giá trị 56.000 USD. Đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã lên 560.000 USD, tăng gấp 10 lần chỉ sau 2 năm. |