Ninh Thuận: Tuyên truyền cho ngư dân về Luật Thủy sản
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, thời gian qua, mặc dù đã được Chi cục Thủy sản và các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định về việc lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định của Luât Thủy sản năm 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ… Tuy nhiên, hiện nay hằng ngày vẫn còn hơn 60 tàu cá thường xuyên mất kết nối mỗi khi vươn khơi đánh bắt.
Chính vì vậy, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) đã tổ chức tuyên truyền, đối thoại với ngư dân để tuyên truyền về luật Luật thủy sản, về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và các vấn đề liên quan đến thiết bị giám sát hành trình tàu cá cũng như chính sách hỗ trợ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo Chi cục Thủy sản đã giải đáp chi tiết những thắc mắc, kiến nghị của các chủ tàu cá, thuyền trưởng và ngư dân trong tỉnh; đồng thời thông tin cụ thể về 14 hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp theo Luật thủy sản năm 2017 và phổ biến các Nghị định có liên quan của Chính phủ cũng như Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.
Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận giải đáp kiến nghị của ngư dân về vấn đề kiểm tra, xử lý khi để xảy ra vi phạm trong đánh bắt thủy sản. |
Về chính sách hỗ trợ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho rằng, hiện nay trên toàn quốc chưa có đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trên; đồng thời Chính phủ cũng chưa có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc có tiếp tục hoặc ngừng thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 48.
Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, định hướng của Nhà nước về các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản trong thời gian tới chỉ dành cho những tàu cá chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan. Đối với tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình thì cơ quan chức năng không tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ; đồng thời phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ.
Chi cục Thủy sản sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với tàu cá có hành vi vi phạm như: Mất kết nối, vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
Được biết, trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh và chính quyền các địa phương ven biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân và các chủ tàu thuyền về hoạt động khai thác thủy sản.
Chuyện của ngư dân từ cõi chết trở về “Sóng quá lớn, tàu chạy không nổi, phải thả neo dù (neo nước bằng vải dù lớn), nhưng gió bão vẫn hất con tàu lên cao, rồi dội xuống, trời mưa mù mịt không thể biết được phương hướng nào cho tàu chạy nữa. Cầm cự được một thời gian ngắn, dây neo dù đứt, mọi người ai cũng nghĩ mình sẽ chết" - Thuyền trưởng Lê Thanh Toàn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hãi hùng kể lại cho tôi nghe chuyện tàu đánh cá đang “mắc” trong vùng nguy hiểm cơn bão số 9, rồi sau đó đã được tàu Kiểm ngư lai dắt về cảng Cam Ranh an toàn, ngày 31-10. |
500 giờ cùng ngư dân trên biển (bài cuối): Mừng tủi ngày về Đóng đinh kín 4 miệng hầm đầy chặt hơn 10 tấn cá, anh Leo ấn nút máy định vị, màn hình hiện lên chữ Sa Kỳ, nói lớn: “Cám ơn Bà Cậu đã cho con nhiều cá, chạy thôi anh em ơi.” Con tàu quay mũi tìm về cửa biển Sa Kỳ. Ra đến đầu mũi tàu, tôi đứng nghiêm đưa tay chào Trung Sa, sau từng khắc ngóng ngày trở về đất mẹ. |
500 giờ cùng ngư dân trên biển (bài 4): Đại chiến thủy quái đại dương Thợ săn trên biển đã không ít lần bị “quái vật”, là những con cá lớn, gieo rắc nỗi kinh hoàng. Có ngư dân đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình. |