Những "vũ khí" chống "giặc" Covid-19: Bài 1 - Ông Bụt…Gạo
Người nước ngoài tại Việt Nam chung tay ủng hộ cây gạo ATM |
Truyền thông Mỹ: Việt Nam đối phó COVID-19 chủ động và minh bạch |
Mô hình ATM gạo được triển khai ở nhiều nơi trên khắp cả nước |
Trong truyện cổ tích, khi lâm vào cảnh đường cùng, dù có mơ ước hay không, ông Bụt vẫn thường hiện ra cứu giúp người tuyệt lộ. Ở Việt Nam, với nhiều gia đình, nhiều thân phận khi đứng trước khó khăn do đại dịch Covid-19 quét qua thì một ông Bụt không phải mơ, mà trong đời thực đã có mặt, đó là những Ông Bụt Gạo, chúng tôi muốn nói như vậy về những cây ATM Gạo.
Đại dịch Covid-19 đi qua khiến mọi hoạt động xã hội ngưng trệ, nền kinh tế như “đóng băng”. Những lúc như vậy, người nghèo là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi sinh kế bị triệt tiêu. Lúc này, lá rách rất cần lá lành yêu thương trong tinh thần truyền thống đùm bọc lấy nhau của người Việt, và ATM gạo đã ra đời. Đây là một sáng kiến không chỉ dựa trên sự ưu việt của khoa học kỹ thuật, mà còn dựa trên 1 khái niệm sâu sắc hơn, đó là tình thương giữa con người với con người.
Ngày 6-4, máy ATM phát gạo từ thiện dành cho người nghèo đầu tiên được lắp đặt tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP.HCM). Vài ngày sau đó, sáng kiến này được lan rộng khắp thành phố, rồi từ đó được nhân bản ra khắp cả nước.
“Không muốn ai vì đói mà gục ngã”
Sáng kiến ATM gạo đã giúp đỡ rất nhiều người trong đợt dịch COVID-19 |
Người phát minh ra sáng kiến máy ATM gạo là Hoàng Tuấn Anh (sinh năm 1985, CEO PHG Lock - phân khối khoá thông minh, khoá điện tử).
Là một người trẻ, sinh ra trong gia đình khá giả, từ nhỏ Tuấn Anh được bố mẹ giáo dục mỗi ngày về giá trị của lao động. “Điểm phát gạo này ngày xưa cũng là nơi gia đình tôi làm trang trại. Ngày nhỏ tôi vẫn theo bố từ nhà ở quận 5 đến đây để làm những công việc tay chân như tắm bò, cho bò ăn, dọn chuồng…Bởi vậy, từ ngày đó tôi đã hiểu nỗi khổ của những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi trân quý và biết ơn giọt mồ hôi của những người lao động. Sự thấu hiểu đó đã trở thành động lực để tôi mong muốn được chia sẻ một phần gánh nặng của người dân vào thời điểm hiện tại” - Tuấn Anh tâm sự.
Chia sẻ về lý do bắt đầu thực hiện dự án, anh bùi ngùi: “Tôi không muốn nhìn thấy ai đó vì đói ăn mà quẫn trí, gục ngã. Tôi không muốn thấy cảnh một đứa bé bị đói lấy cắp vài ổ bánh mì để rồi có một tiểu sử không tốt. Tôi không muốn ai đó vì thiếu bữa ăn mà phải lâm vào đường cùng, rồi tự tử, sa ngã...Tốt nhất nên làm gì cho người ta no bụng, hạn chế tối đa những người lầm đường lạc lối”.
Thời điểm đó, cả thế giới đều bước vào cuộc khủng hoảng vì tác động của dịch bệnh. Số người nhiễm dịch ngày càng tăng, nền kinh tế ngưng trệ. Công ty của Tuấn Anh cũng không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đó.
“Nhưng nghĩ lại, tôi thấy mình vẫn còn may mắn hơn những người lao động làm bữa hôm ăn bữa mai nhiều lắm. Mọi ngày họ không bán vé số thì còn có thể phụ giúp quán ăn, cà phê... Nay mọi dịch vụ ngưng lại, việc làm nào cho họ để kiếm sống đây?”
Nghĩ đến đó, Hoàng Tuấn Anh bắt tay vào thực hiện ngay dự án. Anh muốn tặng gạo cho người nghèo để giúp họ tránh được cái đói trước mắt đã. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì gặp trở ngại đầu tiên bởi thời điểm đó cả nước đang cách ly xã hội. Nếu làm từ thiện, không thể tránh khỏi việc tập trung đông người.
ATM gạo nhận được sự trợ giúp của nhiều nhà hảo tâm |
“Cần một giải pháp để có thể giao gạo từ xa và hạn chế phần nào tình trạng một người nhận nhiều phần”.
“Trong đầu tôi lập tức loé lên ý tưởng về ATM gạo”. Chỉ sau 8 tiếng, bản thiết kế đã được hoàn thành. Sở dĩ có thể thiết kế nhanh như vậy là do Tuấn Anh sử dụng ngay các thiết bị mà công ty đang kinh doanh, cải tạo lại để cấu thành chiếc máy như hệ thống nhận diện khuôn mặt, dùng mô-tơ của máy kiểm tra…khóa cửa để chạy van ngắt/thả gạo...
Không chỉ hạn chế việc một người nhận nhiều lần thông qua theo dõi bằng camera, ATM gạo còn thiết kế để đảm bảo công suất phát được cho 3.000 người/ngày, hiệu chỉnh được số gạo nhả ra và chạy liên tục 24/24 giờ.
Máy ATM gạo đầu tiên được lắp đặt tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP HCM). Ban đầu, Tuấn Anh định phát 500 kg gạo mỗi ngày cho đến hết tháng, hy vọng đến cuối tháng dịch đã qua, nhịp sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, bởi dự án được khởi nguồn bằng tình yêu thương, nên chính 2 chữ tình người đã khiến mô hình lan toả ra rộng hơn.
Niềm vui của một cụ bà được hỗ trợ từ ATM gạo |
Hàng trăm nhà hảo tâm đến góp gạo cùng chủ nhân ATM gạo. Những ngày sau đó, máy ATM gạo phải tăng thêm 3 cửa, hoạt động với công suất 24/24 để phục vụ cho bà con.
Từ mô hình đầu tiên ở Tân Phú, ATM gạo được nhân rộng vượt ngoài dự kiến ban đầu. Nhờ sự giúp sức của các Mạnh Thường Quân, trong gần 20 ngày, đã có 60 điểm ATM gạo được lắp đặt trên toàn quốc.
Ước tính, với 60 điểm ATM gạo, hàng chục tấn gạo đã được phát miễn phí tới tay hơn 20.000 người dân mỗi ngày. Kinh phí để sản xuất các máy ATM gạo này là hơn 1 tỷ đồng.
Nhân bản ATM gạo tại Hà Nội
5 ngày sau khi chiếc ATM gạo đầu tiên được lắp đặt tại TP.HCM, ngày 11-4, dự án máy ATM gạo cho người nghèo được nhân bản tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (55 tuổi, người phát kiến ý tưởng ATM gạo ở Hà Nội) cho biết: “Khi đọc thông tin về ATM gạo, tôi mới nghĩ, sao trong Sài Gòn làm được mà mình không làm được? Tôi đang điều hành một nhóm từ thiện chuyên về sách, nên khi chia sẻ điều băn khoăn này với mọi người, ai cũng đồng tình. Thế là chúng tôi bắt đầu thực hiện”
Khác với câu chuyện bắt đầu ở TP.HCM, máy ATM gạo ở Hà Nội ngay từ lúc bắt đầu lại gặp khó khăn ở khâu kỹ thuật. “Tôi chuyên làm về sách nên không rành về công nghệ. Cầu cứu lên facebook, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ. Mỗi người một tay, ai cũng hăm hở xúm vào thực hiện”.
Các máy ATM gạo hoạt động 24/24 để hỗ trợ cho người dân |
Sau 48 tiếng mày mò nghiên cứu, cuối cùng, đúng 8h30 ngày 11-4, những hạt gạo đầu tiên được tuôn trào cho bà con người lao động nghèo ở Hà Nội. Chiếc máy được lắp đặt tại Nhà Văn hoá Thể thao phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Anh Doãn Thanh Tùng - người sáng chế máy ATM gạo ở Hà Nội - cho biết điểm khác biệt của máy ATM gạo ở Hà Nội so với những chiếc máy tiền thân trước đó là máy này được cải biến, dùng giậm chân thay vì tay.
“Thời điểm dịch bệnh dễ lây lan, chúng tôi thấy việc dùng tay ấn vào máy ATM dễ gây nên mất an toàn đối với sức khoẻ mọi người. Cho nên khi sáng tạo máy, chúng tôi thực hiện với nguyên lý dùng giậm chân thay vì ấn tay”.
Máy gồm một bồn đựng gạo to được lắp phía trên tầng, gạo chạy theo đường ống xuống, ở giữa có một bộ điều khiển tự động và phía dưới là pê đan giậm chân. Mỗi lần pê đan được giậm, gạo sẽ tuôn ra đúng số lượng được lập trình sẵn.
Hạt gạo cho đi, tình thương nhận về
Ngày ngày nhặt rác kiếm sống quanh phường Nghĩa Tân, vừa nghe loa phường thông báo, bà Trần Thị Lành (62 tuổi) lóc cóc đạp xe đến xin bịch gạo. Mấy ngày qua gia đình bữa đói bữa no, nay nhận được túi gạo 3kg, bà Lành ước chừng ăn được 4-5 bữa.
Cầm bịch gạo trên tay, bà Lành rối rít nói lời cảm ơn. "Cuộc sống vất vả mà nay lại dịch bệnh, hai ông bà già không đi làm được nên càng khó khăn hơn. Nhận gạo thế này vui lắm" - bà Lành giãi bày.
Mấy ngày rồi hai ông bà không làm được gì, không có gì ăn, ai cho gì thì ăn tạm sống qua ngày. Có bữa chúng tôi chỉ ăn bánh quy rồi uống nước lọc là qua một bữa. Với số gạo này, ít nhất chúng tôi cũng ăn được dè sẻn qua 2, 3 ngày. Rồi tới lúc đó lại tính tiếp”.
Trên cổ còn dính cả băng gạc do điều trị ung thư, chị Tuyết xúc động từ lúc ấn pê đan cho tới khi mang gạo ra khỏi cổng. “Nghe loa phường phát có gạo miễn phí cho người nghèo, tôi vội vàng chạy đến.
Tin tức giải trí sao Việt hôm nay (21/4): MC Đại Nghĩa lắp đặt ATM gạo ở Cà Mau Tin tức giải trí hôm nay: MC Đại Nghĩa lắp đặt ATM gạo ở Cà Mau; con trai nuôi của Hoài Linh bị tai nạn ... |
Hình ảnh 2 anh Tây chở gạo đi quyên góp cho 'ATM gạo' thu hút hàng nghìn lượt thích Hình ảnh hai anh Tây khệ nệ bê bao gạo, ủng hộ cho ATM gạo ở Mũi Né đang nhận được phản ứng tích cực từ ... |
MC Đại Nghĩa triển khai lắp 5 máy 'ATM gạo', Trọng Tấn ủng hộ 2 tấn gạo cho người nghèo MC Đại Nghĩa cho biết đã liên lạc với người làm máy "ATM" gạo để triển khai lắp đặt trong thời gian sớm nhất. Trong ... |