Những thách thức đối ngoại lớn cho ông Joe Biden ngay sau ngày ông nhậm chức
Ông Trump cân nhắc tổ chức sự kiện tranh cử vào đúng ngày tân Tổng thống Biden nhậm chức |
Tổng thống đắc cử Joe Biden công bố danh sách đội ngũ cố vấn kinh tế |
Thông tin trên TTXVN cho hay, ngay sau ngày nhậm chức, ngoài những vấn đề lớn như tập trung như đại dịch COVID-19, xây dựng các quan hệ liên minh và mối quan hệ với Trung Quốc… ông Biden cần giải quyết. Tuy nhiên có một vài vấn đề đối ngoại quan trọng có thể sẽ khiến ông Biden phải dành thời gian đầu tiên để xử lý.
Những thách thức đối ngoại lớn cho ông Joe Biden ngay sau ngày ông nhậm chức |
Iran có thể trả đũa Israel hoặc Mỹ sau cái chết của hai nhân vật cấp cao Iran bị ám sát
Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran, Mỹ, các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc đã đặt giới hạn nghiêm ngặt cho chương trình hạt nhân của Iran để Iran có thể được giảm trừng phạt. Mục tiêu của chính quyền Mỹ khi đó là ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng con đường ngoại giao thay vì quân sự. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này năm 2018, áp đặt lại các biện pháp trừng phạt tài chính với Iran và đề nghị các nước châu Âu ngừng làm ăn với nước này.
Động thái này đã kích hoạt vòng xoáy leo thang căng thẳng kéo dài, khiến Iran tích trữ số lượng urani làm giàu nhiều gấp 12 giới hạn mà thỏa thuận cho phép. Hai nhân vật cấp cao Iran cũng bị sát hại, gồm Tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran và nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh. Chưa ai nhận trách nhiệm công khai về vụ sát hại ông Fakhrizadeh nhưng Israel bị nghi ngờ thực hiện một số vụ ám sát tương tự nhằm vào các nhà khoa học hạt nhân Iran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã cáo buộc Israel sát hại ông Fakhrizadeh và cảnh báo: “Iran chắc chắn sẽ phản ứng sau sự hy sinh của nhà khoa học vào thời điểm thích hợp”.
Nếu Iran định đáp trả các vụ ám sát này bằng cách tăng cường tấn công nhân sự Mỹ ở Iraq hoặc tìm cách ám sát quan chức Israel hoặc Mỹ, chính quyền của ông Biden sẽ gặp thách thức lớn. Bà Dalia Dassa Kaye, chuyên gia về Trung Đông của Tập đoàn RAND nhận định: “Chắc chắn vụ trả đũa dẫn tới việc người Mỹ bị sát hại ở những nơi như Iraq sẽ gây rắc rối nghiêm trọng cho đội ngũ của ông Biden”.
Do đó, Iran định làm gì và không làm gì trong những tháng tới có thể ảnh hưởng lớn tới kế hoạch đối ngoại tổng thể của ông Biden.
Nga có thể cứng rắn về vấn đề kiểm soát vũ khí
Hiệp ước START mới (Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược) được Nga và Mỹ kí năm 2011, theo đó hạn chế số lượng vũ khí hạt nhân mà hai nước sở hữu. Hiệp ước này sẽ hết hạn ngày 5/2/2021, khiến ông Biden phải gia hạn hiệp ước khi mới làm tổng thống 16 ngày.
Phần lớn chuyên gia đều cho rằng ông Biden và Putin sẽ nhanh chóng gia hạn hiệp ước trước hạn chót. Tuy nhiên, thời gian gấp gáp có thể mang lại cho Nga lợi thế và khiến Mỹ nhượng bộ một số điều.
Hiện chưa rõ Nga sẽ làm gì trước khi đồng ý gia hạn START mới. Nhưng nếu thực hiện một trong các động thái trên, Nga và Mỹ có nguy cơ mất START mới và hàng chục năm nỗ lực kiểm soát vũ khí.
Triều Tiên có thể thử tên lửa mạnh nhất sau ngày ông Biden nhậm chức
Trong vòng vài tháng đầu tiên sau khi ông Barack Obama nhậm chức, Triều Tiên đã thử tên lửa tầm xa và thiết bị hạt nhân. Trong năm đầu ông Trump làm tổng thống, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên và thử quả bom hạt nhân mạnh nhất từ trước tới nay.
Một số chuyên gia cảnh báo Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có thể thực hiện động thái tương tự trong thời gian đầu ông Biden vừa nhậm chức.
Một trong số đó là ông Kim Jong-un có thể cho thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới mà Triều Tiên đã ra mắt hồi tháng 10. Các tên lửa này không chỉ là loại lớn nhất của Triều Tiên mà các chuyên gia cho rằng đó cũng là những tên lửa thuộc hàng lớn nhất trên thế giới.
Những tên lửa mới này chưa được phóng thử và nhiều chuyên gia dự báo Triều Tiên có thể sẽ thử một quả vào đầu năm 2021, một phần để xem tên lửa hoạt động ra sao, một phần để gửi thông điệp cho ông Biden.
Rút bớt quân ở Afghanistan có thể ảnh hưởng tới hòa đàm với Taliban
Khi chỉ còn hai tháng làm tổng thống, ông Trump đã khẩn trương giảm số lượng binh sĩ Mỹ ở Afghanistan từ 4.500 xuống còn 2.500 vào ngày 15/1/2021 – 5 ngày trước khi ông Biden nhậm chức.
Mặc dù nhiều người ở Mỹ ủng hộ chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan nhưng các chuyên gia lo ngại việc rút quân vội vã này sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ ở đây.
Câu hỏi là ông Biden sẽ làm gì với số lực lượng còn lại ở Afghanistan. Ông Biden từng nói muốn giữ đủ binh sĩ ở đây để làm lực lượng chống khủng bố vì thế có thể ông sẽ không thay đổi điều gì khi nhậm chức.