Những mục tiêu cụ thể trong chương trình xây dựng nông thôn mới
Quốc hội thảo luận 2 chương trình mục tiêu, quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thảo luận hội trường và quyết sách về nhiều nội dung quan trọng cho 5 năm 2021-2025.
|
Xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc là vấn đề hết sức hệ trọng
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.
|
Sáng 28/7, với 476/478 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,39% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Chương trình có mục tiêu tổng quát nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản.
Chương trình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Ảnh: TTXVN
Chương trình đặt ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như: Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...
Phạm vi thực hiện Chương trình trên địa bàn nông thôn của cả nước, bao gồm: các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2021 đến hết năm 2025.
Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình được thực hiện trên nguyên tắc phân bổ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; ưu tiên nguồn lực cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu, xã dưới 15 tiêu chí; hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng chỉ tiêu vẫn còn thấp để nâng cao chất lượng các tiêu chí và đảm bảo bền vững.
Quốc hội giao Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn của ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội phê duyệt; ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và Nhân dân giám sát việc thực hiện Chương trình.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, còn một số ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn với việc đồng thời thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi; xây dựng nông thôn mới), cho rằng điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc cân đối ngân sách thực hiện.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thực hiện đồng thời ba Chương trình mục tiêu quốc gia là cần thiết và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc bố trí ngân sách Trung ương để thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã được tính toán, ưu tiên cân đối trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và cơ bản bảo đảm nguồn lực ngân sách trung ương thực hiện cùng lúc ba Chương trình.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. (Ảnh: TTXVN)
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần bố trí mức vốn ngân sách trung ương cao hơn cho Chương trình; cân nhắc về tính khả thi của nguồn vốn ngân sách địa phương; việc huy động vốn đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như thu nhập của người dân.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 sẽ còn tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, dự kiến thu ngân sách nhà nước khó khăn trong khi phải thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng khác.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc bố trí 39.632 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương cho Chương trình là phù hợp và đề nghị trong quá trình điều hành, căn cứ điều kiện thực tế, Chính phủ ưu tiên cân đối vốn ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình.
Về các nguồn vốn khác, Chính phủ đã rà soát, điều chỉnh để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế.
Hiệu quả bước đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường Tiểu học Kim Long
Năm học 2020 – 2021, là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT mới 2018; ngay từ đầu năm học, trường Tiểu học Kim Long, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sau một năm học triển khai thực hiện, giáo viên dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho HS ở hầu hết các môn học;...
|
Cử tri quận Hoàng Mai nhất trí cao với chương trình hành động của các ứng cử viên đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026
Sáng 13/05, tại UBND quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri quận Hoàng Mai với người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, đơn vị bầu cử số 8. Tại Hội nghị, các ứng cử viên đã báo cáo chương trình hành động khi ứng cử Đại biểu HĐND thành phố, đồng thời, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
|