Những hình ảnh bình dị về cuộc sống thường ngày của người Chăm
Ngày nay, cư dân Chăm có khoảng 160.000 người, sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Đồng thời, tộc Chiêm Thành hiện có mặt rải rác ở nhiều quốc gia khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia…
Những nét đặc sắc của văn hóa Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật và kỹ thuật tạo hình các ngôi tháp bằng đất, tượng đá..., cho đến hàng loạt sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm, vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày...
Người dân luôn tự hào về những ngôi tháp Chăm cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Apsara cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp. Là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc, kiến trúc dân gian cũng có lịch sử – truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chiêm Thành vô cùng phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hóa cuốn hút cùng quá trình phát triển rực rỡ vàng son...
Nghệ thuật truyền thống được người dân nơi đây nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục trao truyền cho nhau từ bao đời nay. Đáng chú ý, họ tổ chức nhiều lễ hội trong năm như: Rija, Roya, Ramadan, Pơk Băng Yang, Katé… Là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm, lễ hội Katé diễn ra vào trung tuần tháng 9 (âm lịch) và tháng 10 (dương lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc cũng như ông bà tổ tiên.
Đồng thời, nghề truyền thống dệt thổ cẩm cũng là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm, yêu mến của du khách thập phương. Khăn, áo... thủ công được coi là thước đo độ tháo vát, đảm đang của các cô gái. Ðể có một tấm chăn, họ phải cần mẫn, tỉ mỉ ngồi bên khung cửi thực hiện từng thao tác nhịp nhàng, chuẩn xác từ sáng đến chiều tối.
Trong khi đó, Bầu Trúc là làng gốm Chăm lâu đời duy nhất ở Việt Nam mà người thợ chỉ dùng bàn tay tài hoa của mình để cho ra đời những sản phẩm đất nung. Từ chiếc lu đựng nước, nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo... đến siêu sắc thuốc đều dụng công vẽ vời, khắc chạm hoa văn độc đáo.
Dưới đây là những khoảnh khắc bình dị nhất về cuộc sống thường ngày của người Chăm qua ống kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước:
Cậu bé đang tự tay chăm sóc cho con cừu non khi hạn hán kéo dài ở Ninh Thuận
Lũ trẻ vui đùa trên cồn cát Nam Cương, Ninh Thuận
Chân dung một người đàn ông Chăm lớn tuổi ở Ninh Thuận
Những người Chăm lớn tuổi đang dạy bảo truyền thống cổ xưa cho con trẻ
Các cô gái Chăm trên đồi cát Nam Cương, Ninh Thuận
Các cô gái Chăm vui đùa trên đồi cát Nam Cương, Ninh Thuận
Vui đùa dưới nước
Tàn tích của người Chăm – tháp Po Klong Garai cách trung tâm TP. Phan Rang 9km về phía Tây Bắc
Người phụ nữ và hoa sen
Câu cá với ông nội, Phan Rang
Quây quần nghe kể chuyện. Những người Chăm cao tuổi giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dưỡng trẻ em ở cộng đồng.
Chuẩn bị các khay đựng thức ăn trong lễ hội Katé, Ninh Thuận
Người Chăm được biết đến với những thiết kế đặc biệt về đồ gốm và Bàu Trúc – làng nghề truyền thống làm đồ gốm lâu đời nhất ở Đông Nam Á
Hồ thủy triều, Phan Rang
Ninh Thuận – địa phương nắng nóng và khô hạn nhất Việt Nam
Lễ hội Katé còn có tên gọi khác là Mbang Katé – lễ hội dân gian thiêng liêng và rất quan trọng của đồng bào dân tộc Chăm để tưởng nhớ đến những người đã khuất, các vị anh hùng dân tộc.
Những khoảnh khắc bình dị về cuộc sống của người Chăm
Nguyên Vũ
Ảnh: Nguyễn Vũ Phước