Những chính sách dành cho người cao tuổi
Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách đối với người cao tuổi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách đối với người cao tuổi. |
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2022 Trong tháng 10/2022, nhiều chính sách, pháp luật mới có hiệu lực như: Người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, thu hồi tên miền với hệ thống thông tin xâm phạm an ninh quốc gia; cắt giảm thủ tục hành chính liên quan kinh doanh lĩnh vực hàng hải… |
Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương luôn quan tâm cũng như đã ban hành nhiều chính sách dành cho người cao tuổi (Ảnh minh họa). |
Người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được trợ cấp 540.000 đồng đến 720.000 đồng/tháng.
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng 360.000 đồng/tháng.
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng được hưởng 1.080.000 đồng/tháng.
Người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế
Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này đồng nghĩa, các đối tượng này được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Theo đó, các đối tượng người cao tuổi đáp ứng điều kiện đã nêu ở trên (thuộc đối tượng bảo trợ xã hội) sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí. Nếu người cao tuổi thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ BHYT thì chỉ được cấp một thẻ BHYT có quyền lợi cao nhất.
Người cao tuổi được hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh:
Tại Khoản 1 Điều 12 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi như sau:
- Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện với người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng; bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
- Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi; phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình và kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
Người cao tuổi được giảm giá vé, giá dịch vụ
Tại Điều 5 Nghị định 06/2011/NĐ-CP, người cao tuổi là một trong các đối tượng ưu tiên được giảm giá vé, giá dịch vụ như sau:
- Giảm ít nhất 15%: Khi đi tàu thủy, tàu hỏa, máy bay.
- Giảm ít nhất 20%: Khi thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục, thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ.
- Để được giảm các dịch vụ trên, người cao tuổi phải xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh mình là người cao tuổi.
Được quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc
Theo Điều 148, 149 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi được quyền các quyền lợi sau:
- Được thỏa thuận với người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;
- Có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác nếu đang hưởng lương hưu mà tiếp tục làm việc theo hợp dồng lao động mới ngoài chế độ hưu trí;
- Không phải làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi trừ trường hợp bảo đảm điều kiện làm việc an toàn.
- Được quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.
Người cao tuổi được hưởng chính sách chúc thọ, mừng thọ
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:
- Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
- Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây: Ngày người cao tuổi Việt Nam; Ngày Quốc tế người cao tuổi; Tết Nguyên đán; Sinh nhật của người cao tuổi.
Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.
Thân nhân người cao tuổi được hỗ trợ mai táng phí
Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác được hỗ trợ chi phí mai táng. Mức chi phí tối thiểu bằng 20 làn mức chuẩn.Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20 có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, mức chuẩn đang là 360.000 đồng/tháng. Do đó, chi phí mai táng được hỗ trợ ít nhất là 7,2 triệu đồng.
Để được hỗ trợ chi phí mai táng, người tổ chức mai táng chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng;
- Bản sao giấy chứng tử;
- Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch xã sẽ có văn bản đề nghị kèm hồ sơ nêu trên gửi đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Phòng này sẽ xem xét, trình Chủ tịch huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định.
Điều 2 Luật Người cao tuổi quy định: Người cao tuổi là người đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây: - Là công dân Việt Nam; - Từ đủ 60 tuổi trở lên. |
Điều chỉnh chính sách để phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lào Cai luôn gương mẫu, tận tụy, đi đầu trong mọi phong trào, nói đi đôi với làm, tạo động lực, cùng với bà con thôn bản vượt qua mọi khó khăn, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. |
Lồng ghép bình đẳng giới vào các chính sách an sinh xã hội Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách về giới song vấn đề này vẫn còn tồn tại không ít thách thức. Cần tiếp tục có những giải pháp tổng thể lồng ghép bình đẳng giới vào các chương trình an sinh xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách về giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. |