Những chiến hạm Trung Quốc khiến Mỹ lo hơn cả tàu sân bay mới
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lộ nhiều sơ hở khi chạm mặt hải quân Mỹ ở biển Đông Mới đây, phó Đô đốc Roy Kitchener, chỉ huy Lực lượng tàu mặt nước Hải quân Mỹ, lần đầu đưa ra nhận định về một bức ảnh thủy thủ Mỹ ung dung gác chân lên thành tàu khu trục USS Mustin nhìn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong lần tiếp cận gần giữa 2 bên tại Biển Đông hồi tháng 4/2021. |
Tàu sân bay cùng tàu tấn công đổ bộ của Mỹ tiến vào Biển Đông tập trận Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo tiêm kích tàng hình F-35C cùng tàu tấn công đổ bộ USS Essex và các khu trục hạm hộ tống đã tiến vào phía nam Biển Đông. Hai nhóm tàu dự kiến sẽ hội quân và tập trận tại khu vực trong vài ngày tới. |
Tàu khu trục Type 055 Nam Xương của Hải quân Trung Quốc. (Ảnh: PLA) |
Tàu sân bay Phúc Kiến là tàu sân bay lớn nhất, hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, được ví như "chiếc vương miện nặng 80.000 tấn" trên tham vọng mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù lễ hạ thuỷ tàu sân bay Phúc Kiến gây rất nhiều chú ý, với một thông điệp rõ ràng gửi đến các đối thủ của Bắc Kinh, nhưng các nhà phân tích cho rằng con tàu này chưa phải nỗi lo lớn trong ngắn hạn.
Trước tiên, tàu sân bay Phúc Kiến chưa thể hoạt động chính thức trong 3-4 năm nữa. Và sau khi được đưa vào biên chế, quy mô lớn khiến nó trở thành mục tiêu rõ ràng, ông Carl Schuster, cựu đô đốc Hải quân Mỹ, nói với CNN.
Các chuyên gia cho rằng tàu sân bay không phải phương tiện phù hợp nhất để sử dụng nếu xảy ra kịch bản xung đột trong tương lai gần, ở những khu vực gần như Biển Đông, Hoa Đông và đảo Đài Loan.
Tàu sân bay Phúc Kiến trong lễ hạ thuỷ ngày 17/6. (Ảnh: Xinhua) |
Theo các nhà phân tích, tàu sân bay Phúc Kiến có thể là tàu lớn nhất của Trung Quốc, nhưng không phải vấn đề lớn nhất mà các chỉ huy hải quân Mỹ phải lo ngại vào thời điểm này. Có những loại tàu khác của Trung Quốc gây ra mối đe dọa lớn hơn cho sức mạnh thống trị trên biển của Mỹ.
Tàu khu trục Type 055
Được đưa vào biên chế từ năm 2017, những con tàu khu trục tên lửa dẫn đường tàng hình được nhiều chuyên gia coi là một trong những loại chiến hạm mặt nước mạnh nhất thế giới. Những con tàu nặng 13.000 tấn này đủ lớn để được coi là tàu tuần dương theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Type 055 được trang bị 112 ống phóng thẳng đứng, có thể phóng mọi thứ, từ tên lửa diệt hạm đến tên lửa tấn công đất liền tầm xa.
“Loại tàu này có thiết kế phức tạp, tính năng tàng hình, các hệ thống radar và một kho tên lửa lớn. Nó lớn hơn và mạnh hơn hầu hết tàu khu trục của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc”, nhà phân tích Timothy Heath tại hãng tư vấn RAND Corp. nói với CNN.
Một báo cáo của Quốc hội Mỹ đưa ra vào tháng 3 năm nay cho biết Trung Quốc đang sử dụng hoặc chế tạo ít nhất 10 tàu Type 055.
Việc cử tàu Lhasa, con tàu thứ hai thuộc Type 055, đến Biển Nhật Bản để tập trận khi căng thẳng gia tăng vì vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) đã được tờ Thời báo Hoàn cầu hết lời ca ngợi trong bài viết đăng tuần trước.
“Con tàu đã đạt được năng lực hoạt động đầy đủ, thể hiện khả năng ngăn chặn sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào eo biển Đài Loan vào thời điểm Mỹ và Nhật liên tục khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Đài Loan”, Global Times viết.
Sức mạnh của tàu Type 055 được nhấn mạnh trong đoạn phim được đưa lên mạng xã hội hồi tháng 4. Đoạn phim cho thấy con tàu đang phóng vật thể mà nhà phân tích hải quân H I Sutton xác định là tên lửa đạn đạo YJ-21, vũ khí được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”.
Tàu ngầm Type 039
Các tàu ngầm lớp Yuan chạy bằng điện diesel ít phát ra tiếng ồn có thể trở thành bài toán khó đối với giới hoạch định quân sự Mỹ.
Bắc Kinh chế tạo 17 tàu ngầm Type 39A/B, với kế hoạch nâng lên tổng số 25 tàu trong 3 năm tới, theo báo cáo năm 2021 của Bộ Quốc phòng Mỹ.
“Các tàu Type 039 tạo nên khả năng phòng thủ đáng gờm ‘ở chiều sâu’ trong những vùng biển gần Trung Quốc. Và họ có vẻ đang phải triển một số năng lực để sẵn sàng đối đầu với Mỹ ở những vùng biển xa hơn”, ông Schuster nhận định.
Tàu Type 039 được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP), nghĩa là chúng không cần nổi lên mặt nước thường xuyên để lấy không khí cho quá trình đốt cháy động cơ diesel, để nạp năng lượng cho các ắc-quy.
“Khi hoạt động bằng ắc-quy, tàu ngầm AIP gần như im lặng, chỉ có tiếng ồn phát ra từ ổ trục, chân vịt và dòng chảy qua thân tàu”, hai sĩ quan hải quân Mỹ Michael Walker và Austin Krusz viết trong bài báo đăng trên tạp chí của Viện Hải quân Mỹ năm 2018.
Trung Quốc đang thúc đẩy việc triển khai thêm tàu ngầm chạy siêu êm, được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá.
Một phương pháp tấn công đáng gờm của tàu Type 039 là phóng một ngư lôi chạy vòng qua đuôi hoặc lưng tàu mục tiêu. Ngư lôi sau đó bám theo mục tiêu rồi phát nổ gần hệ thống đẩy và lái của tàu. Các tàu mặt nước phát hiện tàu ngầm và ngư lôi dựa trên sóng âm, nên việc phát hiện ngư lôi kiểu này rất khó.
Trung Quốc đạt được những tiến bộ về tàu ngầm trong giai đoạn Hải quân Mỹ đang gặp nhiều khó khăn với năng lực chống ngầm.
Tháng trước, ông Michael Gilday, tư lệnh các chiến dịch hải quân Mỹ, báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng lực lượng này muốn bỏ 9 tàu tác chiến gần bờ, đội tàu mới nhất trong hạm đội của Mỹ, vì các hệ thống chống ngầm của tàu “không hoạt động tốt về kỹ thuật”.
Phà thương mại Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua) |
Ngoài ra, các phà dân sự có thể chuyển đổi để sử dụng cho mục đích quân sự và lực lượng dân quân hàng hải núp bóng tàu cá cũng được coi là một phần năng lực đáng kể của Hải quân Trung Quốc, khiến Mỹ phải nghĩ cách đối phó nếu xảy ra kịch bản xung đột ở khu vực eo biển Đài Loan hoặc các vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ ba sản xuất trong nước Một số nguồn tin cho biết tàu Phúc Kiến sử dụng máy phóng điện từ (EMALS), thay vì hệ thống máy phóng hơi nước, tàu sân bay này hoàn toàn do Trung Quốc thiết kế và sản xuất. |
Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hôm 20/1 bác tin tàu khu trục USS Benfold của nước này bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo USNI News. |