Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm
Những bệnh trẻ nhỏ thường gặp phải khi trời rét đậm
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Cảm cúm
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm |
Triệu chứng của cảm cúm
Đầu tiên thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn.
Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh, đó là dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và có thể dễ bị viêm phổi.
Xử trí:
Cho bé ăn các thực phẩm giàu giàu chất dinh dưỡng như: trứng gà, các chế phẩm từ đậu, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Khi trẻ bị bệnh thường có sốt nên dễ mất nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi.
Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Bé trên 6 tháng tuổi, thì có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
Lưu ý khi bé có dấu hiệu sốt cao, khó thở cần phải được đưa đi khám kịp thời.
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông hoặc thu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Xử trí:
Giữ ấm vùng mũi, cổ, đầu.
Hạn chế để trẻ ngoáy mũi, xoa mũi khi lạnh.
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín giúp nhanh hồi phục.
Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày mẹ dùng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần nhỏ cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Viêm phổi
Biểu hiện:
Trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp.
Để biết con mình có gặp vấn đề về phổi không, mẹ có thể đếm nhịp thở xem trẻ có thở nhanh, thở gấp không.
Đây là dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết nhất nếu bị viêm phổi. Cụ thể, trường hợp được cho là thở nhanh:
Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần trong một phút trở lên.
Trẻ từ 2 tháng đến một tuổi nhịp thở từ 50 lần trong một phút.
Trẻ từ một đến 5 tuổi thở từ 40 lần trong một phút.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên nhịp thở từ 30 lần mỗi phút.
Xử trí:
Cần chú ý giữ ấm, tránh để bé bị lạnh, ẩm hay gió lùa.
Cần đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Bệnh tiêu chảy
Không chỉ mùa hè, đây là loại bệnh trẻ trong tuổi từ 3 tới 24 tháng hay mắc phải vào mùa đông do virus Rota gây nên. Dù rằng dễ chữa, nhưng mẹ thường nhầm sang các bệnh khác như sốt cảm lạnh, mọc răng dẫn tới hậu quả trẻ bị mất nước trầm trọng.
Xử trí:
Đưa trẻ đi uống vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.
Đảm bảo trẻ ăn chín – uống chín
Tăng cường hệ miễn dịch qua dinh dưỡng.
Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng nguồn nước sạch.
Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên là do virus Rhino, Corona, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV hoặc do liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, influenzae, Haemophilus, phế cầu khuẩn gây ra. Bệnh được lây nhiễm bệnh do môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp và do thời tiết lạnh.
Xử trí
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; Giữ ấm cho con khi đi đường và khi ngủ; Không để con ở lâu ngoài trời lạnh; Với những trẻ còn bú mẹ cần giữ vệ sinh, bảo quản sữa mẹ không nhiễm khuẩn; Phải cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho trẻ; Tránh yếu tố bụi, hơi nóng, môi trường ẩm thấp làm ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ.
Chăm sóc trẻ đúng cách trong thời tiết rét đậm
Giữ ấm cho trẻ
Trong những ngày đầu đời ở bé sơ sinh, bé chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường dễ bị nóng quá hay lạnh quá. Ở những ngày rét đậm, bé cần phải mặc thêm áo dài, áo liền quần, áo ấm hay áo len bên ngoài áo lót, mang tất, đội nón len cho bé. Đối với áo liền quần, đây là áo liền quần thích hợp cho các bé sơ sinh, dễ mặc, dễ cởi; giúp bé ấm áp vì che kín toàn thân, kể cả bàn chân do đó bạn không cần phải mang tất cho bé. Nếu không giữ ấm cho trẻ khi ngủ, thì trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh. Tránh đưa bé ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nếu có ra mồ hôi, nên lau khô, và điều chỉnh lại việc mặc áo cho trẻ, lý do mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.
Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc mặc áo ấm, cần lưu ý khi trẻ hoạt động nhiều, có ra mồ hôi nhiều thì phải dặn dò bé lau khô người trước khi tắm nước ấm.
Mùa đông tắm cho bé thế nào để không bị ốm?
Vào những ngày lạnh giá, rất nhiều người không dám tắm cho con vì sợ bé bị cảm lạnh, dễ ốm mà chỉ thay quần áo cho bé. Đây là việc làm sai vì nếu không được tắm rửa sạch sẽ thì bé rất khó chịu, quấy khóc và chậm lớn. Vì vậy dù trời lạnh, bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ ít nhất 2 ngày/lần, có như thế bé mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé có một vài điểm mẹ cần lưu ý: Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h - 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ 15-16h. Dù trời lạnh đến mức nào cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 330C đến 360C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.
Ăn uống đủ chất
Việc ăn uống đủ chất rất cần thiết cho trẻ, vì giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông. Ăn uống nên là thức ăn hay nước uống ấm, dễ ăn, dễ tiêu. Khi ăn thức ăn nóng quá, trẻ có thể ra mồ hôi, cần lau khô cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước đá, dễ gây viêm họng.
Chơi và ngủ
Khi trẻ ngủ, nhớ mặc ấm, phòng ngủ thông thoáng không có gió lùa. Khi trẻ chơi cũng vậy, không chơi ở ban công hay sân thượng, ngoài sân, nên chơi trong phòng.