Những ánh mắt luôn hướng về biên giới
Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam |
Biên phòng Việt Nam trao 3 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới Lào chống COVID-19 |
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới sông Sê Pôn. Ảnh: Viết Lam |
Những ngày cuối tháng 6, trên tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị nắng chói chang, khô khốc rát mặt, dòng sông biên giới Sê Pôn cạn trơ đáy, ở đâu cũng có thể lội qua được. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng (BĐBP) vẫn ngày đêm căng mắt hướng về dòng sông biên giới đề phòng hoạt động xuất nhập cảnh trái phép. Chính quyền và nhân dân địa phương cũng đang chung sức hỗ trợ BĐBP thực hiện nhiệm vụ.
Bữa cơm chia đôi, ba lần
Chốt chặn biên giới tại địa bàn thôn Ra Po, xã Xy, huyện Hướng Hóa của Đồn Biên phòng Thanh, BĐBP Quảng Trị nằm dưới tán cây rừng cổ thụ, cách bờ sông biên giới Sê Pôn chưa tới 50 bước chân. Từ vị trí này, có thể nhìn thấy một chốt chặn khác của nhũng người lính Biên phòng đóng cách đó khoảng 1km, trong tình huống khẩn cấp, cán bộ, chiến sĩ giữa các chốt có thể nhanh chóng cơ động hỗ trợ cho nhau.
Khi hoàng hôn buông xuống, đồng bào dân tộc Pa Cô – Vân Kiều trong các thôn, bản ở xã Xy bắt đầu đổ ra bờ sông biên giới Sê Pôn để tắm rửa, lấy nước về sinh hoạt. Lúc này, Thượng úy Lê Tiến Dũng, nhân viên Trạm kiểm soát Biên phòng Xy thực hiện nhiệm vụ tại chốt cũng bắt đầu nhóm bếp chuẩn bị bữa cơm chiều.
Tay thoăn thoắt nhặt cọng rau rừng, anh tâm sự: “Hiện nay, mỗi chốt có 3 anh em phụ trách. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, tôi chuẩn bị xong sẽ ăn tối luôn, rồi “thay gác” để anh Hà và một đồng chí khác trở về lán ăn tối. Bữa cơm ngày nào cũng phải chia đôi, ba lần ăn”.
Khi Thượng úy Dũng đang chuẩn bị bữa cơm chiều, đồng đội cùng chốt là Đại úy Lê Việt Hà đang ở sát bờ sông biên giới Sê Pôn quan sát, nắm tình hình. Qua câu chuyện mới biết, Đại úy Lê Việt Hà đang đảm nhiệm chức vụ Đội trưởng Đội Tham mưu hành chính, Đồn Biên phòng Cửa Tùng (một đồn Biên phòng ở tuyến biển) được điều động lên tăng cường thực hiện nhiệm vụ khu vực biên giới đất liền hơn 2 tháng nay.
Anh Việt cho biết thêm, do nắng hạn kéo dài, người dân sinh sống ở các bản hai bên biên giới Việt Nam - Lào phải tận dụng nguồn nước của sông biên giới Sê Pôn sinh hoạt. Mỗi ngày, rất đông bà con các bản đối diện tập trung ra hai bên bờ sông biên giới để tắm rửa, lấy nước về dùng. Cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên tuyến đã phát hiện trường hợp kẻ xấu lợi dụng trà trộn để thực hiện hành vi xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới. Điều đó buộc các anh phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác cao độ vào mọi thời điểm.
Khi được hỏi về quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ, Trung tá Triệu Văn Đàn, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thanh cho biết: “Đơn vị quản lý 31,192km đường biên giới trên sông Sê Pôn, mùa này nước cạn, ở đâu cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép. Chúng tôi đã triển khai và duy trì 16 chốt cố định, 2 tổ công tác cơ động và cán bộ các đội tăng cường bám địa bàn thực hiện nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự. Ở đơn vị, Ban chỉ huy đồn cũng tham gia mới đủ quân số canh gác đêm”.
Huy động sức dân thực hiện nhiệm vụ
Hằng ngày, ông Hồ Pả Và, thôn Ra Po, xã Xy thường lùa đàn bò của gia đình ra sát bờ sông biên giới Sê Pôn chăn thả, cuối giờ chiều mới trở về. Ông thường xuyên qua lại con đường mòn có chốt Biên phòng canh gác, rồi trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của những người lính. Mỗi khi kiếm được nắm rau rừng, nhúm cá sông, ông đều chia đôi, để lại một phần ở chốt cho cán bộ, chiến sĩ. “Nhân dân ở thôn ta thì cái bụng tốt thôi, nghe theo BĐBP, thời gian này không qua lại bên kia sông biên giới. Có nhớ người thân bên Lào cũng gọi điện thăm hỏi thôi, chỉ lo kẻ xấu đi qua đất của thôn Ra Po để vào nội địa, bà con thấy người lạ là báo BĐBP ngay”.
Ông Hồ Pả Và trò chuyện với cán bộ Đồn Biên phòng Thanh tại điểm chốt ở thôn Ra Po. Ảnh: Viết Lam |
Khi trao đổi với chúng tôi, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị khẳng định: “Từ khi triển khai công tác chốt chặn biên giới chống dịch, các đơn vị đều huy động tối đa quân số để thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ, chiến sĩ đều hiểu rõ trách nhiệm của mình, chưa ai nghĩ đến chuyện nghỉ phép hay tranh thủ. Cùng với việc triển khai các chốt chặn biên giới, chúng tôi cũng chỉ đạo các đơn vị tổ chức công tác tuyên truyền để chính quyền, nhân dân địa phương hiểu rõ, tích cực hỗ trợ BĐBP thực hiện nhiệm vụ”.
Trên tinh thần đó, ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu có những diễn biến phức tạp, các đơn vị BĐBP Quảng Trị đã phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như chủ trương của Nhà nước về triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Trong điều kiện nhân dân sinh sống ở dọc sông Sê Pôn của tỉnh Quảng Trị và các bản biên giới đối diện của Lào có mối quan hệ dân tộc, thân tộc rất gần gũi. Nhân dân hai bên thường có hoạt động qua lại hợp tác làm ăn, trao đổi hàng hóa nên thời gian đầu, các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân không qua lại biên giới gặp phải không ít khó khăn.
“Nhiều gia đình ở địa phương hợp tác với người dân trồng chuối, trồng sắn ở bên đất Lào nên khi “cấm biên” không thể qua lại chăm sóc, thu hoạch nên cũng xót của, ban đầu không đồng tình. Nhưng chúng tôi đã phối hợp tốt với BĐBP tuyên truyền, giải thích để bà con hiểu rõ đây là chủ trương của Nhà nước, người dân cần phải nghiêm chỉnh chấp hành. Giờ đây, bà con đều hiểu, thương BĐBP hơn và chấp hành rất nghiêm” - Ông Hồ A Dung, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết.
Lính Biên phòng căng mình giữa nắng nóng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt kéo dài trên phạm vi cả nước, nhất là trên các tuyến biên giới. BĐBP vừa thực ... |
Hình ảnh Dinh Độc Lập qua những biến cố lịch sử Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc được người Pháp xây dựng, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam ... |
Chùm ảnh: 41 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Cách đây 41 năm, rạng sáng 17/2/1979, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến ... |