Nhóm tàu sân bay của Mỹ tiếp tục nhiệm vụ ở Biển Đông
Tàu chiến Mỹ "thưa nhạt" ở Biển Đông nhưng chính sách có thay đổi? Ngày 13/7/2022, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan bắt đầu hoạt động tại Biển Đông. Cùng ngày, Mỹ điều tàu khu trục USS Benfold tới thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) tại Hoàng Sa. Tần suất các hoạt động này trong năm 2022 có giảm so với năm 2021. Liệu điều này có phải tín hiệu cho thấy thay đổi trong chính sách của Mỹ tại Biển Đông? |
Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông của CSIS: Mỹ tiếp tục cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thằng Vừa qua, tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) đã diễn ra Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức. |
"Tàu sân bay USS Ronald Reagan và nhóm tác chiến đang hoạt động ở Biển Đông sau chuyến thăm cảng thành công ở Singapore", phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Hayley Sims cho biết ngày 28/7.
Quan chức Mỹ không trả lời câu hỏi liệu nhiệm vụ của nhóm tàu sân bay có liên quan đến căng thẳng do kế hoạch thăm đảo Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hay không. "Nhóm tàu Ronald Reagan sẽ tiếp tục hoạt động bình thường, theo kế hoạch trong chuyến tuần tra thường kỳ nhằm ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở", trung tá Sims nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng Mỹ đang "phô trương thanh thế" thông qua hoạt động của nhóm tác chiến Ronald Reagan. "Các bên có thể thấy rõ ràng ai là mối đe dọa lớn nhất với hòa bình, ổn định ở Biển Đông và châu Á", ông nói.
Nhóm tàu sân bay Ronald Reagan tiếp tục nhiệm vụ ở Biển Đông. |
Động thái diễn ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin Chủ tịch Hạ viện Nanci Pelosi sẽ dẫn đầu phái đoàn tới thăm Đài Loan vào tháng 8. Nếu kế hoạch được thực hiện, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một chủ tịch Hạ viện Mỹ tới hòn đảo trong 25 năm qua.
Dù bà Pelosi chưa xác nhận kế hoạch, Lầu Năm Góc đang xây dựng các kế hoạch ứng phó với mọi kịch bản có thể xảy ra, do Chủ tịch Hạ viện có khả năng đặt chân đến một trong những điểm nóng nhất thế giới, nơi một sơ suất có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Theo thông báo ngày 28/7 từ người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trao đổi trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về các tuyên bố hàng hải mà Mỹ cho là “quá mức” trên Biển Đông.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Nhà Trắng John Kirby cho biết: “Trong cuộc điện đàm, căng thẳng trên Biển Đông sẽ được đưa ra vì vấn đề này thường xuyên liên quan tới những tuyên bố hàng hải quá mức, không tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc và vì hành vi hung hăng, cưỡng ép của Trung Quốc đối với các quốc gia giáp biển hoặc nằm trong khu vực Biển Đông”.
Khi được hỏi về lập trường của chính quyền Mỹ về việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dự định tới thăm Đài Loan, ông Kirby chỉ cho biết, hoạt động của Lầu Năm Góc là thông báo cho các nhà lập pháp về thực tế địa chính trị của các điểm đến nước ngoài họ dự kiến tới thăm.
“Khi bà Nancy Pelosi đi nước ngoài, chúng tôi thường xuyên cung cấp các thông tin, phân tích, bối cảnh, tình hình thực tế địa chính trị mà bà có thể phải đối mặt, dù bà Nancy đi đâu” – ông Kirby nói và nhấn mạnh vì lý do an ninh, tùy nơi bà Nancy đi, thời gian ở lại và những mối đe dọa, thách thức đối với bà, Bộ Quốc phòng Mỹ đôi khi phải tham gia.
Mặt khác, theo ông Kirby, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ Joe Biden một lần nữa sẽ nhấn mạnh cam kết của Washington đối với chính sách “Một Trung Quốc”.
“Tôi chắc chắn rằng, dù bằng hình thức này hay hình thức khác, ông Biden sẽ tái khẳng định, không có gì thay đổi trong cam kết của Mỹ đối với chính sách một Trung Quốc… và chúng tôi tiếp tục không muốn các vấn đề hoặc căng thẳng xuyên eo biển được giải quyết đơn phương và chắc chắn không phải bằng vũ lực ” ông Kirby nói.
Nhóm tác chiến gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan, Không đoàn trên hạm số 5, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam và tàu khu trục USS Higgins tiến vào Biển Đông từ giữa tháng 7. Hải quân Mỹ cho biết nhóm chiến hạm triển khai các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm huấn luyện bay với tiêm kích và trực thăng, diễn tập tiến công trên biển, huấn luyện phối hợp chiến thuật giữa các đơn vị trong thời gian ở Biển Đông.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan thuộc biên chế Hạm đội 7 hải quân Mỹ, có căn cứ chính tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Đây là hạm đội tiền phương lớn nhất của Mỹ, sở hữu 60-70 tàu chiến, 300 máy bay, cùng 40.000 binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến.
USS Ronald Reagan cũng là tàu sân bay tiền phương duy nhất của Mỹ, được triển khai thường trực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ tiếp tục giải thích lý do công bố báo cáo nhằm bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông Chính phủ Mỹ đã làm rõ lý do công bố báo cáo mới nhất nhằm bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. |
Luôn sẵn sàng với nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc trong những ngày đầu Xuân Trong những ngày đầu Xuân, các con tàu Cảnh sát biển vẫn luôn thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. |