Nhóm nhà khoa học Việt chế tạo xe lăn áp lực âm cho bệnh nhân COVID-19
Hoạt động kinh tế mở đầu cho chuỗi các sự kiện nhân 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan vừa phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam và Công ty Amata Việt Nam tổ chức họp báo về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. |
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky PGS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) là Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Giáo sư (kiêm nhiệm) ở Đại học John Hopkins và là thành viên của các mạng lưới kết nối tri thức toàn cầu. |
Theo VnExpress, sau khi chế tạo thành công băng ca áp lực âm dành cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, trên cơ sở làm chủ kỹ thuật này, từ tháng 10/2020, nhóm nghiên cứu của PGS. Phan Trung Nghĩa, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội đã bắt tay chế tạo xe lăn dành riêng cho bệnh nhân COVID-19.
“Thiết bị là biện pháp cách ly tạm thời bệnh nhân với y, bác sĩ trong quá trình di chuyển đến trung tâm y tế để tránh lây nhiễm cộng đồng”, PGS Phan Trung Nghĩa nói.
Xe được thiết kế giống như xe lăn y tế thông thường, nhưng được tích hợp thêm bộ phận khung màng nhựa y tế PVC bảo vệ bệnh nhân, màng lọc ULPA, đèn UV diệt virus, bình cung cấp oxy cùng hệ thống ống dẫn khí và bộ điều khiển. Theo PGS Phan Trung Nghĩa, thiết bị này có khả năng ngăn virus SARS-CoV-2 lây nhiễm cộng đồng dựa trên kỹ thuật áp lực âm.
Xe lăn áp lực âm giúp hạn chế lây nhiễm nCoV cho nhân viên y tế và trong cộng đồng. Ảnh: Nhóm nghiên cứu. |
Trong xe lăn luôn được duy trì mức áp suất khoảng -20 Pascal, nơi không khí chỉ có thể đi vào từ một phía. Khí thở ra từ bệnh nhân COVID-19 qua màng lọc và đèn UV, được lọc sạch virus trước khi thoát ra bên ngoài. Đầu vào của không khí sạch được lấy từ 2 nguồn, gồm bình oxy và khí ngoài môi trường được lọc sạch. Áp lực âm duy trì liên tục giúp người bệnh hô hấp như môi trường bên ngoài, thậm chí tốt hơn do được cung cấp oxy dưỡng khí.
Các bộ phận của sản phẩm có thể phối hợp vận hành trình tự nhờ hệ điều khiển gồm quá trình thiết kế vi mạch, lập trình lệnh điều khiển, viết code, do nhóm nghiên cứu phát triển.
Thiết bị chạy bằng pin lithium, có thể duy trì trong khoảng 7-8 tiếng sử dụng liên tục. Màng lọc ULPA kết hợp với đèn UV giúp ngăn chặn hoàn toàn các giọt dịch nhỏ đến 0,15 micromet chứa virus bay lơ lửng trong không khí. Nhờ đó, ngoài SARS-CoV-2, xe lăn áp lực âm có thể được sử dụng để phòng chống lây nhiễm bệnh bạch hầu, Ebola.
Xe lăn áp lực âm đến nay đã hoàn thiện 95% về kỹ thuật, đang trong quá trình được Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế (Bộ Y tế) thử nghiệm đánh giá. Sau khi sản phẩm hoàn thành quy trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu dự định sẽ cải tiến để xe trông bắt mắt hơn và chuyển giao, hợp tác với đơn vị sản xuất để nhân rộng.
Tính đến 6h ngày 1/2, Việt Nam có tổng cộng 933 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 240 ca.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.457 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 9 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 4 ca, số ca âm tính lần 3 là 3 ca.
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác đối ngoại nhân dân quý III năm 2020. |
Doanh nhân Việt kiều tìm hướng xuất khẩu nông sản và trang thiết bị y tế mùa dịch COVID -19 Ngày 10/9, Hiệp Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia tổ chức Hội thảo trực tuyến nhằm tháo gỡ và tìm hướng xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và trang thiết bị vật tư y tế của Việt Nam vào thị trường Malaysia trong tình hình ảnh hưởng của dịch COVID-19. |