Nhiều yếu tố khiến đồng yên không ngừng xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ quan trọng
Nhiều yếu tố đẩy giá dầu lên ngưỡng cao nhất trong 4 tháng
Trong quý gần nhất, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4%, mạnh hơn so với kỳ vọng, theo số liệu chính phủ công bố vào ngày thứ Năm, thông tin này đồng thời hỗ trợ cho giá dầu.
|
Nhiều yếu tố đẩy giá dầu tăng không ngừng lên những mức đỉnh mới
Dự trữ xăng tại Mỹ trong tuần gần nhất hạ 2,7 triệu thùng, dự trữ dầu diesel và dầu đốt nóng hạ 1,7 triệu thùng, theo số liệu thống kê từ chính phủ Mỹ.
|
Đồng yên giao dịch quanh ngưỡng tâm lý quan trọng 145 yên/USD trong phiên ngày thứ Sáu khi mà chênh lệch lãi suất giữa đồng yên Nhật và đồng USD Mỹ lớn dần, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.
Nhà đầu tư đang chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho biến động tiền tệ mạnh tại Nhật. Đồng yên Nhật chưa phá ngưỡng 145 yên/USD suốt từ ngày 30/6/2023 và bất kỳ đợt hạ giá nào quá mức 145,07 yên/USD sẽ khiến cho đồng yên về ngưỡng thấp nhất tính từ năm 2022 khi mà giới chức Nhật can thiệp cứu thị trường tiền tệ.
Đồng yên đã đương đầu với áp lực suy giảm suốt cả tuần và tiếp tục giảm giá trong phiên ngày thứ Năm khi mà lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau phiên đấu giá trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 30 năm. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm ở dưới ngưỡng 0,6% so với mức 4,1% của trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ cùng thời hạn.
Dù rằng BOJ từng điều chỉnh chương trình đường cong lợi suất vào ngày 28/7/2023 để giúp cho trái phiếu trở nên linh hoạt hơn, điều này vẫn chưa ngăn được sự suy yếu của đồng yên. Một phần của điều này là bởi BOJ đồng thời phát đi thông điệp sẽ không chấp nhận lợi suất tăng cao, và mua vào trái phiếu chính phủ Nhật để hiện thực hóa mục tiêu này.
BOJ đã không ngừng tuyên bố sẽ không sớm từ bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Nhật hiện đang là quốc gia duy nhất duy trì chính sách lãi suất âm, điều này tiếp tục gây sức ép lên đồng yên.
“Kỳ vọng BOJ thay đổi chính sách tiền tệ khá yếu, đặc biệt sau khi mức lương người lao động thấp và chỉ số giá sản xuất (PPI) không có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây đã hỗ trợ cho tỷ giá đồng USD/yên. Yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá đồng USD/yên chính là việc giá năng lượng tăng trong bối cảnh nỗi lo về nguồn cung khí đốt dâng cao”, chiến lược gia tại Ngân hàng Thịnh vượng Australia – bà Carol Kong phân tích.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đồng yên đã hạ giá ước tính khoảng 9,4% so với đồng USD, và như vậy trở thành đồng tiền hạ giá mạnh nhất trong nhóm đồng tiền của các nước phát triển. Phiên giao dịch ngày thứ Năm, đồng yên chạm mức 159,21 yên/euro, ngưỡng thấp nhất tính từ khi đồng euro tính từ khi đồng tiền này bắt đầu được lưu hành từ năm 2008.
Kinh tế Nhật tăng trưởng ở tốc độ nhanh hơn so với kỳ vọng khi mà nhiều doanh nghiệp tăng cường chi tiêu và đầu tư, đây có thể coi như diễn biến quan trọng có lợi cho Thủ tướng Nhật Fumio Kishida trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng ông có thể tiến hành bầu cử sớm, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.
Nội các Nhật công bố GDP của Nhật quý 1/2023 tăng trưởng 2,7% so với quý liền trước đó. Con số này cao hơn so với mức 1,6% theo tính toán ban đầu và cao hơn so với dự báo 1,9% của các chuyên gia. Dữ liệu mới công bố cũng cho thấy Nhật tránh được suy thoái kinh tế kỹ thuật vào cuối năm ngoái.
Đầu tư doanh nghiệp tăng mạnh là một trong những yếu tố quan trọng đẩy kinh tế Nhật tăng trưởng tốt, nó cho thấy tâm lý của chủ doanh nghiệp vẫn vững vàng dù rằng vẫn có những nỗi lo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn. Hoạt động mua vào nhiều hàng dự trữ của doanh nghiệp cũng giúp cho hoạt động kinh tế tăng trưởng.
Thông tin kinh tế Nhật tăng trưởng vượt kỳ vọng được công bố ở thời điểm kinh tế Nhật hiện đang duy trì trên ngưỡng cao nhất trong hơn 3 thập kỷ, những yếu tố này chắc chắn sẽ được Thủ tướng Kishida nhắc đến trong cuộc bầu cử sớm tới đây. Trong tuần tới, Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ có cuộc họp chính sách.
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện đang chạy đua với các nước khác thu hút khách du lịch nước ngoài và kích thích tăng trưởng kinh tế sau khi chính phủ chấm dứt các biện pháp hạn chế đi lại thời kỳ COVID-19. Số liệu GDP mới nhất của Nhật làm giảm đi những lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại có thể làm giảm đi mong muốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật.
Tỷ lệ ủng hộ với nội các của ông Kishida hiện đang ở mức 46,7%, theo khảo sát của JNN công bố trong tuần này. Tỷ lệ ủng hộ của ông cao hơn so với thời điểm đầu năm nay. Việc sự ủng hộ với ông Kishida tăng cao sau cuộc họp thượng đỉnh của G7 vào năm ngoái.
Sự tác động qua lại giữa lạm phát và lương sẽ quyết định việc liệu quá trình phục hồi hiện tại có duy trì được không và liệu BOJ có thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hay không. Số liệu công bố vào tháng 4/2023 cho thấy mức lương tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia và vẫn tiếp tục giảm sau khi điều chỉnh lạm phát, điều này cũng đồng nghĩa giá cả tăng cao sẽ gây sức ép lên tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi tại Nhật tháng 3/2023 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu công bố vào ngày thứ Sáu, như vậy chỉ số này duy trì trên ngưỡng mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ), nhiều doanh nghiệp đẩy phần chi phí tăng thêm về phía người tiêu dùng.
Thị trường dầu thế giới dưới tác động của diễn biến bất ngờ từ Trung Quốc
Thông tin mới công bố cho thấy nhập khẩu dầu tháng 7/2023 của Trung Quốc giảm đến 18,8% so với tháng liền trước và xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2023.
|
Nhiều yếu tố đẩy giá dầu tăng không ngừng lên những mức đỉnh mới
Dự trữ xăng tại Mỹ trong tuần gần nhất hạ 2,7 triệu thùng, dự trữ dầu diesel và dầu đốt nóng hạ 1,7 triệu thùng, theo số liệu thống kê từ chính phủ Mỹ.
|