Nhiều trường ở Hà Nội chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 28/2
Hạnh Trần (t/h) 27/02/2022 16:19 | Cần biết
![]() |
Học sinh đi học. (Ảnh: Tiền Phong). |
Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch ở cấp độ 3 thì cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ ngày 28/2.
Hà Nội là một trong những địa phương thận trọng khi thực hiện lộ trình đưa dần học sinh trở lại trường. Từ thí điểm cho học sinh lớp 9 ở Ba Vì, rồi học sinh lớp 7- lớp 12 của 18 huyện, thị xã đi học trở lại trong những tháng cuối năm 2021, sau Tết Nguyên Đán, Hà Nội cho phép học sinh từ lớp 7-lớp 12 toàn thành phố trở lại trường từ ngày 8/2 và học sinh lớp 1-lớp 6 của 18 huyện, thị xã trở lại trường từ ngày 10/2.
Nhiều trường học nằm trong khu vực cấp độ dịch 1,2 đã cho học sinh trở lại trường nhưng cũng phải đương đầu với việc có nhiều giáo viên, học sinh F0, F1, kết hợp cả dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Các quận, huyện, thị xã chuyển sang dạy học trực tuyến cụ thể như sau: - Ba Đình có 2 đơn vị (gồm 2 phường: Điện Biên và Trúc Bạch); - Bắc Từ Liêm 4 đơn vị (Cổ Nhuế 1, Thượng Cát, Xuân Đỉnh và Xuân Tảo); - Chương Mỹ 5 đơn vị (Đông Phương Yên, Lam Điền, Phú Nghĩa, Trung Hòa, Trường Yên); - Đan Phượng 3 đơn vị (Hạ Mỗ, Tân Lập, Thượng Mỗ); - Đông Anh 8 đơn vị (Đại Mạch, Đông Anh, Đông Hội, Kim Chung, Tiên Dương, Vân Hà, Vĩnh Ngọc và Võng La); - Đống Đa 1 đơn vị (phường Khâm Thiên), Gia Lâm 2 đơn vị (Đa Tốn và Phù Đổng); - Hà Đông 3 đơn vị (Kiến Hưng, Vạn Phúc và Văn Quán); - Hai Bà Trưng 2 đơn vị (Bạch Mai và Nguyễn Du); - Hoài Đức 3 đơn vị (Kim Chung, Vân Côn và thị trấn Trạm Trôi); - Hoàn Kiếm 1 đơn vị (phường Chương Dương); - Hoàng Mai 1 đơn vị (phường Đại Kim); - Long Biên 3 đơn vị (Bồ Đề, Phúc Lợi và Thượng Thanh); - Mê Linh 5 đơn vị (Liên Mạc, Mê Linh, Tiến Thắng, Văn Khê và Vạn Yên); - Nam Từ Liêm 6 đơn vị (Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Phú Đô, Tây Mỗ, Trung Văn và Xuân Phương); - Quốc Oai 2 đơn vị (Tân Hòa và Thạch Thán); - Sóc Sơn 5 đơn vị (Đông Xuân, Kim Lũ, Phú Minh, Trung Giã và Xuân Thu); - Tây Hồ 1 đơn vị (phường Quảng An); - Thạch Thất 8 đơn vị (Bình Yên, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng, Liên Quan và Phú Kim); - Thanh Oai 2 đơn vị (Cự Khê, Thanh Thùy); - Thanh Trì 3 đơn vị (Ngọc Hồi, Tân Triều và Vĩnh Quỳnh); - Thanh Xuân 1 đơn vị (phường Kim Giang); - Thường Tín 3 đơn vị (Hòa Bình, Lê Lợi, Nghiêm Xuyên). |
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Tạp chí Thời Đại đã tạo diễn đàn hữu ích để kiều bào hiến kế xây dựng quê hương

Bài viết mới
Thầy Kim Giao Tử chia sẻ cách ứng dụng thước Lỗ Ban trong xây dựng nhà cửa

Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 97 bậc trong bảng xếp hạng Webometrics tháng 1/2023

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.