Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:30 | 22/08/2016 GMT+7

Nhiều trường đại học tốp đầu không tuyển đủ thí sinh, vì sao?

aa
Đại diện nhiều trường đại học tốp đầu đã có những ý kiến khác nhau xung quanh việc không tuyển đủ thí sinh vào học sau đợt xét tuyển đầu tiên.

Sau khi kết thúc đợt 1 xét tuyển vào các trường đại học (ĐH), nhiều trường ĐH tốp đầu (có uy tín, chất lượng đào tạo) thông báo thiếu chỉ tiêu tuyển sinh và cần bổ sung ở đợt tuyển sinh tiếp theo.

Là trường đào tạo Y khoa hàng đầu cả nước nhưng khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, ĐH Y Hà Nội thông báo xét tuyển bổ sung cho một số ngành. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 1.100 thì kết thúc đợt 1, trường mới nhận được 758 thí sinh xác nhận sẽ học ở trường. Đặc biệt đây là năm đầu tiên, ngành Y đa khoa - một ngành rất “hot”, thường đủ chỉ tiêu ngay đợt xét tuyển đầu tiên, thậm chí có nhiều năm thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt, thì năm nay còn thiếu chỉ tiêu.

nhieu truong dai hoc top dau khong tuyen du thi sinh vi sao

Thí sinh xác nhận học tập sau khi đăng ký xét tuyển đại học

Tương tự, lần đầu tiên trong nhiều năm gần đây, ĐH Bách khoa Hà Nội không tuyển đủ thí sinh ngay từ đợt 1 nên trường vừa thông báo tuyển bổ sung gần 800 chỉ tiêu cho 26 ngành đào tạo.

Không chỉ thiếu hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường ĐH tốp đầu còn thiếu hàng nghìn thí sinh vào học như: ĐH Mỏ địa chất thiếu 2.055 chỉ tiêu; ĐH Thương mại thông báo xét tuyển bổ sung 1.450 chỉ tiêu cho 12 ngành. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung là 17, giảm từ 3 đến 6 điểm so với điểm chuẩn đợt 1 của trường (trên 21 điểm ở tất cả các ngành)…

Đâu là nguyên nhân?

Có thể nói, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm tổ chức tuyển sinh, nhiều trường ĐH tốp đầu đứng trước nguy cơ không tuyển đủ thí sinh vào học với số lượng lớn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này?

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết, trong đợt 1 xét tuyển ĐH năm nay, mỗi thí sinh được đăng ký vào 2 trường ĐH, mỗi trường 2 nguyện vọng nên số lượng thí sinh ảo tương đối lớn.

Nếu như năm 2015, khi chốt đợt xét tuyển, mỗi thí sinh chỉ được xác định 1 trường, còn năm nay, khi hết hạn đăng ký xét tuyển, thí sinh vẫn còn đăng ký tại 2 trường khác nhau. Chính vì thế các trường ĐH khó dự đoán được số lượng thí sinh sẽ nhập học vào trường là bao nhiêu.

Ngoài ra, năm nay đề thi có tính phân loại cao nên phổ điểm thấp hơn đáng kể, vì thế điểm chuẩn năm nay lẽ ra phải thấp hơn nhiều so với dự kiến của các trường nhưng lại không như vậy.

Cùng chung quan điểm với việc lượng thí sinh ảo nhiều khiến các trường ĐH khó xác định được chính xác số lượng thí sinh nhập học, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội còn nhận định, trong đợt đầu tiên, thí sinh được đăng ký vào 2 trường ĐH, mỗi trường 2 nguyện vọng nên có nhiều em đạt điểm thi cao đăng ký vào ĐH Bách Khoa chỉ là nguyện vọng 2, còn nguyện vọng 1, đa phần các em đăng ký vào những trường ĐH công an, quân đội. Vì đây là những trường mà khi vào học, thí sinh không phải đóng học phí và được đảm bảo sau khi tốt nghiệp ĐH là có việc làm luôn.

Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Mỏ Địa chất là 4.470 nhưng vừa kết thúc đợt 1, nhà trường thống kê còn thiếu 2.055 chỉ tiêu.

Không cho rằng, lượng thí sinh ảo đông là nguyên nhân chính khiến các trường không tuyển đủ thí sinh ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên, TS Nguyễn Thi Phương, trưởng phòng Công tác Chính trị - Truyền thông (ĐH Mỏ Địa chất) cho rằng, các trường ĐH có thể dự đoán được lượng thí sinh ảo nếu nghiêm túc khảo sát nhu cầu thực sự của xã hội đối với các ngành đào tạo của mình.

Năm nay, ngay từ đợt tuyển sinh đầu tiên, nhiều trường ĐH đã không tuyển đủ chỉ tiêu đề ra mà phải thông báo tuyển bổ sung. Số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành truyền thống ở nhiều trường ĐH có xu hướng giảm xuống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng thí sinh ít đăng ký là do nhận thức của các em chưa đầy đủ về các ngành này.

Ngoài ra, định hướng nghề nghiệp của các em khi đang ở cấp THPT chưa đầy đủ. Các em chưa hiểu rõ được vào học một ngành nghề nào đó thì tính chất công việc sẽ ra sao, khi tốt nghiệp sẽ làm việc liên quan đến những lĩnh vực gì, mức thu nhập như thế nào.

Một số ngành “hot” như: Tự động hóa, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, kinh tế được thí sinh quan tâm và đăng ký đông đều được gia đình các em tư vấn trước khi đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, khi chọn ngành nghề, thí sinh và gia đình cần nhìn nhận về các ngành nghề đã chọn trong tương lai. Cần có cách nhìn dài hạn khi chọn nghề, bởi không ngành nào “hot” mãi và tất cả các ngành nghề đều cao quý và cần thiết đối với sự phát triển của xã hội.

Việc thí sinh dồn dập đăng ký vào một số ngành đang được coi là “hot” hiện nay đã cho thấy, các em chưa hiểu đúng và còn thiếu thông tin từ phía nhà trường, xã hội về các ngành nghề. Điều này khiến cho thí sinh hiểu lệch lạc khi đăng ký xét tuyển ĐH và sẽ dẫn đến một số ngành có đội ngũ cử nhân giỏi nhưng cũng nhiều ngành khác lại rất ít hoặc không có.

Thí sinh xem danh sách các ngành học tại ĐH Giao thông Vận tải

Giải bài toán chỉ tiêu-chất lượng đào tạo

Theo các chuyên gia giáo dục, để đánh giá chính xác về việc tuyển sinh của các trường ĐH, chúng ta phải đợi đến khi kết thúc xét tuyển đợt 2 mà các trường vẫn thiếu hàng nghìn chỉ tiêu thì mới là sự cảnh báo thực sự.

Nếu hết các đợt xét tuyển ĐH mà nhiều trường vẫn thiếu hàng nghìn chỉ tiêu tuyển sinh, đặc biệt là những ngành truyền thống không tuyển được thí sinh thì các khoa đào tạo những ngành này cần phải xem xét lại khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ông Nguyễn Thi Phương khẳng định, các trường ĐH, khoa, ngành đều muốn thu hút thí sinh. Tuy nhiên, áp lực của các trường là phải tự chủ về tài chính. Nếu tăng học phí thì họ sẽ gặp phải sự phản ứng tiêu cực từ xã hội, còn nếu tăng chỉ tiêu đào tạo thì chất lượng khó đảm bảo. Vì vậy, tự chủ tài chính phải là khâu cuối cùng trong quy trình tự chủ của một trường ĐH. Việc cần làm của các trường ĐH khi muốn thu hút thí sinh là phải được tự chủ về học thuật, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phản biện xã hội.

Qua việc thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH đợt 1 cho thấy, sự phân luồng nghề nghiệp đã được thí sinh xác định rõ. Các em đang ngày càng biết chọn lựa trường học, ngành nghề phù hợp và có khả năng xin việc làm chứ không nhất thiết là phải vào ĐH bằng mọi giá như những năm trước. Đó là nhận định của ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Kinh tế Quốc dân.

Không nằm trong những trường ĐH tốp đầu phải thông báo tuyển sinh bổ sung nhưng đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ông Bùi Đức Triệu cho rằng, điều quan trọng nhất đối với sự tồn tại của các trường ĐH hiện nay là phải xác định cơ cấu các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy chứ không phải là chạy theo chỉ tiêu tuyển sinh. Đây cũng là yếu tố quyết định đến việc thu hút thí sinh và đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.

Theo Bích Lan/VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng sau cánh cửa khép kín. Từ những vụ việc đau lòng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực toàn diện, từ hoàn thiện luật pháp, truyền thông sâu rộng đến xây dựng mạng lưới hỗ trợ nhằm bảo vệ nạn nhân và hướng tới một xã hội an toàn, nhân ái và văn minh.
Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động