Nhiều nước châu Âu tái phong tỏa toàn quốc vì người nhiễm dịch COVID-19 tăng mạnh
Thêm 3 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh, đã cách ly ngay Theo bản tin 18h ngày 31/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam vừa ghi nhận 3 ca mắc mới ... |
Chuyên gia Hàn Quốc xét nghiệm âm tính với Covid-19 Trường hợp chuyên gia Hàn Quốc bay từ TP.HCM nhập cảnh Nhật Bản đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm ... |
Đến sáng 1/11, thế giới đã ghi nhận hơn 46,3 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có gần 1,2 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Tăng lần lượt 475.776 và 6.369 ca sau 24 giờ, trong khi 33.446.874 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Khoảng 14 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca nhập viện vì COVID-19 kỷ lục trong tuần này, số ca nhiễm mới cao hơn tuần trước 41%.
Pháp ghi nhận thêm 35.641 ca nhiễm và 223 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.367.625 và 36.788. Pháp cấm người dân tự ý rời khỏi nhà từ ngày 30/10. Các quán bar, nhà hàng cũng sẽ đóng cửa cho đến ít nhất tháng 12 và việc đi lại giữa các khu vực sẽ bị hạn chế.
Các nhà máy, trang trại và một số dịch vụ công sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học sẽ tiếp tục đến trường nhưng trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đeo khẩu trang. Các trường đại học, vốn là điểm nóng virus từ tháng 9, sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến.
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại ở châu Âu |
Tây Ban Nha chưa công bố số liệu mới, hiện vẫn ghi nhận 1.264.517 ca nhiễm và 35.878 ca tử vong.
Quốc hội Tây Ban Nha hôm 29/10 thông qua quyết định gia hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, chính phủ Thủ tướng Pedro Sanchez trước đó chỉ ban bố tình trạng khẩn cấp đến này 9/11. Điều này có nghĩa 17 chính quyền tỉnh của Tây Ban Nha có thể áp đặt các biện pháp hạn chế người dân di chuyển, bao gồm lệnh giới nghiêm vào ban đêm và đóng cửa ranh giới tỉnh.
Tây Ban Nha đã đóng cửa biên giới với Pháp và Bồ Đào Nha vào giữa tháng 3, áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất trên thế giới trong hơn 6 tuần, người dân thậm chí không được phép đi dạo hàng ngày hoặc tập thể dục.
Đức báo cáo tổng cộng 531.790 ca nhiễm và 10.583 ca tử vong, tăng lần lượt 14.070 và 60 so với hôm qua.
Thủ tướng Angela Merkel ra lệnh áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức độ nhẹ từ ngày 2/11 đến 30/11. Người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".
Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.
Anh vượt mức một triệu người nhiễm khi báo cáo thêm 21.915 ca nhiễm và 236 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.011.660 và 46.555. Thủ tướng Boris Johnson ra lệnh phong tỏa toàn quốc từ đêm 31/10 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đe dọa quá tải dịch vụ y tế nước này.
Bồ Đào Nha và Áo cũng công bố lệnh phong tỏa toàn quốc, trong bối cảnh hai nước ghi nhận lần lượt 141.279 và 104.925 ca nhiễm. Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ được ra đường khi đi làm, đi học hoặc mua sắm nhu yếu phẩm, các công ty cũng phải chuyển sang làm việc từ xa.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 29/10 quyết định dành 220 triệu Euro để chuyển bệnh nhân COVID-19 từ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề đến các nước láng giềng có giường bệnh dự phòng tốt hơn. Lãnh đạo các nước thành viên được yêu cầu không đóng cửa biên giới với nhau, hỗ trợ để chia sẻ biện pháp kiểm soát tốt nhất và chuẩn bị phân phối khi vaccine được lưu hành.
Nga ghi nhận thêm 334 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 27.990, trong khi số ca nhiễm tăng 18.140, lên 1.618.116. Các chuyên gia y tế cấp cao Nga cảnh báo số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày của nước này sẽ chạm ngưỡng 20.000 trước khi ổn định trở lại và giảm xuống trong hai tuần tới.
Người Nga bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các nơi công cộng gồm phương tiện giao thông đông người, bãi gửi xe, thang máy. Giới chức Nga cũng khuyến cáo chính quyền địa phương cấm các hoạt động giải trí, bao gồm cả nhà hàng và quán bar, từ 23h tới 6h sáng hôm sau, cũng như tăng cường giãn cách trên các phương tiện giao thông công cộng, taxi, hàng quán và các địa điểm vui chơi.
Nhiều nước ở châu Âu áp đặt lại lệnh phong tỏa toàn quốc |
Trong khi đó, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 9,3 triệu trường hợp mắc và gần 235.900 triệu ca tử vong. Trong ngày qua, Mỹ đã ghi nhận thêm hơn 68.100 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hơn 40 bang ghi nhận ca nhiễm tăng 10% so với tuần trước. Quan chức Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nhận định đất nước sẽ sớm ghi nhận 100.000 ca nhiễm mới trong ngày. Theo Dự án Theo dõi COVID-19, 29 bang Mỹ ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục trong tháng 10, 41 bang và thủ đô Washington ghi nhận số ca nhập viện gia tăng.
New York và các khu vực khác của đông bắc Mỹ, nơi đã kiểm soát được đợt bùng phát COVID-19 sau khi trở thành tâm dịch ban đầu ở nước này, đang chứng kiến ca nhiễm gia tăng đáng lo ngại. Dù ca nhiễm mới còn kém xa các bang Trung Tây hoặc châu Âu, song chúng làm tăng nguy cơ áp dụng trở lại các hạn chế nghiêm ngặt.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 46.715 ca nhiễm và 468 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì COVID-19 lên lần lượt 8.182.881 và 122.149.
Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 321 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 159.883. Số người nhiễm nCoV tăng 15.932 trong 24 giờ qua, lên 5.535.460.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 725.452 ca nhiễm và 19.276 ca tử vong, tăng lần lượt 1.770 và 46 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi và gần đây tăng mạnh ở tỉnh Tây Cape.
Indonesia đang là vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á |
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 410.088 ca nhiễm, tăng 3.143 so với hôm trước, trong đó 13.869 người chết, tăng 87 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Chính quyền Jakarta cho biết sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế trên diện rộng nhằm kiềm chế virus cho tới ngày 8/11.
Philippines báo cáo 380.729 ca nhiễm và 7.221 ca tử vong, tăng lần lượt 1.803 và 36 ca.
Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 29/10 cho biết ông ủng hộ thỏa thuận mua vaccine COVID-19 giữa hai chính phủ nhằm đề phòng nguy cơ tham nhũng, nhấn mạnh Manila không cầu xin quyền tiếp cận vaccine từ quốc gia khác mà sẽ trả tiền. Ông nói thêm rằng bất cứ quốc gia nào đưa ra đề nghị tốt nhất đều có thể được chọn.
Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Didier Houssin hôm 31/10 cho rằng xét nghiệm COVID-19 cần được sử dụng rộng rãi trong đi lại quốc tế hơn là biện pháp cách ly.
Thêm 3 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh, đã cách ly ngay Theo bản tin 18h ngày 31/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam vừa ghi nhận 3 ca mắc mới ... |
Chuyên gia Hàn Quốc xét nghiệm âm tính với Covid-19 Trường hợp chuyên gia Hàn Quốc bay từ TP.HCM nhập cảnh Nhật Bản đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam ứng phó COVID-19 và lũ lụt miền Trung Ngày 30/10/2020, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đang có chuyến thăm ... |