Nhiều giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Triển khai tốt các chính sách dân tộc thiểu số Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Hội đồng Dân tộc. |
Bình Phước hỗ trợ kinh phí học tập cho 24 sinh viên người dân tộc thiểu số Ngày 28/10, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã tổ chức buổi gặp mặt và trao kinh phí hỗ trợ cho 24 sinh viên người dân tộc thiểu số năm học 2020-2021. Những sinh viên này thuộc diện hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại các xã biên giới, xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. |
Nhiều thành tựu trong bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Với chức năng là quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp các bộ, ban, ngành Trung ương triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Đáng chú ý, số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khóa gần đây. Nhiều cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ “Gia đình bình đẳng trong phụ nữ dân tộc thiểu số” xã Minh Dân (tỉnh Tuyên Quang (Ảnh: Hà Nội mới). |
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động được tăng cường. Các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong các lĩnh vực nêu trên được triển khai thực hiện thông qua nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội góp phần thay đổi bộ mặt vùng dân tộc thiểu số, như: Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình 30a,… Trong giai đoạn này, vai trò và tiếng nói của phụ nữ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các công trình đã được chú trọng, được bộ ngành lồng ghép vào các văn bản hướng dẫn thực hiện như quy định tỷ lệ nữ trong ban chỉ đạo, ban giám sát...
Khả năng tiếp cận thị trường giúp phụ nữ DTTS đóng góp vào kinh tế gia đình cũng là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc nâng cao vị thế của người phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS và miền núi như: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 có quy định về chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người… Các chương trình, dự án, chính sách của nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Mạng lưới trường mầm non, trường phổ thông ở vùng đồng bào DTTS tiếp tục được củng cố, mở rộng, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học dân tộc; chất lượng giáo dục của các trường được nâng lên một bước. Mặc dù vậy, giáo dục và đào tạo tại vùng DTTS vẫn còn một số vấn đề bất cập như:
Thống kê cho thấy, tỷ lệ người DTTS biết đọc biết viết tiếng phổ thông là 81,5%, trong đó nam DTTS 87%, nữ DTTS 76%.
Y tế cũng là lĩnh vực được Chính phủ quan tâm đầu tư tại vùng DTTS, đến nay đã đạt được các kết quả quan trọng như: Có gần sáu triệu người DTTS có thẻ bảo hiểm y tế, phần lớn nhờ chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người DTTS sinh sống tại những địa bàn khó khăn, trong đó tỷ lệ người DTTS có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh khoảng trên 90%.
Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề về giới, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được triển khai với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú thu hút sự quan tâm của nam và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nhiều hoạt động truyền thông, vận động được các bộ, ngành và địa phương linh hoạt, chủ động thực hiện bằng nhiều hình thức sáng tạo, tranh thủ lồng ghép vào các chương trình, dự án chính sách khác đang triển khai tại vùng DTTS, từ đó nâng cao hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu về bình đẳng giới.
Nhiều giải pháp đối phó với khó khăn, thách thức
Đánh giá tổng thể số liệu được phân tích qua điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019, có thể thấy những thành tựu đáng kể trong sự phát triển về phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và cũng tạo ra những chuyển biến nhất định từ kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Đặc biệt, chính sách giáo dục và y tế đã giúp cho phụ nữ DTTS được tiếp cận một cách bình đẳng và dễ dàng hơn. Tuy vậy, công tác bình đẳng giới vùng DTTS vẫn còn những thách thức, hạn chế như: tư tưởng định kiến giới vẫn còn tồn tại trong cộng đồng và một số gia đình DTTS; phân công lao động trong gia đình đè nặng lên vai người phụ nữ; tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại ở các gia đình và cộng đồng DTTS.
Phụ nữ dân tộc Dao đỏ trong trang phục truyền thống (Ảnh: QĐND) |
Để đối phó với những khó khăn, thách thức trong bình đẳng giới vùng DTTS, Ủy ban Dân tộc cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặc biệt là Dự án số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp bách của Phụ nữ và trẻ em” nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và Tiểu dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường, kiên trì đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bình đẳng giới tại vùng DTTS bằng nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào DTTS. Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới có chất lượng hướng tới đối tượng là đồng bào DTTS.
Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc và bình đẳng giới ở cấp cơ sở; Áp dụng, nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả tại cấp cơ sở để lan tỏa tới cộng đồng những thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới cũng cần được nhân rộng và áp dụng ở nhiều nơi.
Hòa mình cùng lễ dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer Lễ dâng y là một trong số nghi lễ quan trọng gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa của sự cho và nhận trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. |
Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui đón Lễ hội Katê 2022 Chiều 23/10, Lễ hội Katê năm 2022 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận chính thức khai mạc tại sân vận động thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Sự kiện thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách. |