Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt qua hệ thống của AEON đạt 1 tỷ USD vào năm 2025 Chuối nhập khẩu từ Việt Nam được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích, và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tập trung nhập khẩu chuối Fohla Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ. Trước mắt, Tập đoàn AEON cho biết muốn nhập khẩu chuối Fohla với khối lượng không giới hạn. |
25% gạo xuất khẩu trực tiếp sẽ mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam vào năm 2030 Đó là một trong những mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023. |
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023, chiều ngày 31/5 |
Ngày 31/05/2023, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023”, chủ đề “Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn”.
Tại Hội nghị, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, với 331 triệu dân, Hoa Kỳ là một thị trường trọng điểm cho các loại nông sản, thực phẩm; trong đó có trái cây và rau tươi.
Năm 2022, Hoa Kỳ nhập khẩu rau quả đạt mức kỷ lục trên 31 tỷ USD, trong đó có 19,3 tỷ USD trái cây tươi và đông lạnh (tương đương 23,5 triệu tấn) tăng 10% so với năm 2021, chủ yếu từ Canada, Mexico và một số nước Trung, Nam Mỹ. Một số loại trái cây tươi hàng đầu nhập khẩu vào Mỹ, gồm: bơ, chuối, nho, chanh.
Đối với trái vải, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Hoa Kỳ nhập khẩu vải từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan; trong đó vải Lục Ngạn, Bắc Giang luôn được người tiêu dùng Hoa Kỳ đón nhận và đánh giá cao về chất lượng.
Ông Hưng đánh giá, thời gian tới thị trường Hoa Kỳ còn nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam mở rộng và phát triển, là thị trường tiêu thụ trái cây khổng lồ với nhu cầu đa dạng, ngày càng chú trọng các loại rau quả, thực phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe.
“Nhóm khách hàng chính hiện nay là cộng đồng dân cư gốc Á và đặc biệt là cộng đồng người Việt ngày càng lớn mạnh, tập trung tại các đô thị, thành phố lớn của nước Mỹ.”, ông Hưng nêu rõ.
Những trở ngại khi xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ
Tuy nhiên, theo ông Hưng, trong khi đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mexico có nhiều kinh nghiệm, hệ thống phân phối rộng khắp, giá cả cạnh tranh, chi phí vận chuyển thấp, thì việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ đối với nông sản thực phẩm Việt Nam nói chung và trái vải nói riêng còn gặp một số trở ngại.
Thứ nhất, khoảng cách địa lý quá xa dẫn đến thời gian vận chuyển kéo dài, trong khi đó các loại trái cây dễ hỏng, hao hụt trong quá trình vận chuyển.
“Trong khi vận chuyển bằng hàng không thì giá cước quá cao, gấp nhiều lần giá thành sản phẩm. Năm 2021 dù đã có đường bay thẳng tới Hoa Kỳ và bản ghi nhớ giữa tỉnh Bắc Giang và hãng hàng không về chính sách ưu đãi giá cước nhưng thực tế chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao. “, ông Hưng quan ngại.
Thứ 2, chưa có cơ sở chiếu xạ theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ đặt tại miền Bắc. Để xuất khẩu phải vận chuyển trái cây vào Thành phố Hồ Chí Minh chiếu xạ, làm tăng chi phí và hao hụt về số lượng, chất lượng của vải xuất khẩu.
Thứ 3, quá trình từ thu hoạch, vận chuyển cho đến tay người tiêu dùng tại Hoa Kỳ còn dài, quá trình đóng gói, bảo quản chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn dẫn đến quả vải dễ bị hỏng, biến màu khi lên đến kệ siêu thị.
“Vụ thu hoạch vải rất ngắn, chỉ tập trung trong vòng 1 tháng đến 45 ngày, trái vải chín nhanh thường chỉ bảo quản được từ 3-5 ngày trong điều kiện nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, thời gian quả vải từ khi thu hoạch qua các khâu cho đến khi tới tay người tiêu dùng tại Hoa Kỳ mất từ 30-35 ngày.”, ông Hưng lý giải
Phát huy tối đa vai trò của hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài
Còn theo ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương, toàn tỉnh có 203 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, trong đó Mỹ có 42 mã. Theo đó, việc đáp ứng về giá cả, về chất lượng sản phẩm đối với thị trường Hoa Kỳ là không quá khó, song những khó khăn về công tác vận chuyển (chi phí vận tải hàng không cao, thủ tục rườm rà; vải xuất sang Mỹ phải thực hiện chiếu xạ….), khiến doanh nghiệp vẫn khó khăn khi tiếp cận thị trường này.
Vì vậy, Sở Công Thương Hải Dương đề nghị Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tiếp tục hỗ trợ thông tin về thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào kỹ thuật của thị trường này. Hỗ trợ tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng ở khu vực và thế giới.
Cùng với đó, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ vải thiều và nông sản có tiềm năng, thế mạnh của Hải Dương với các tập đoàn phân phối, doanh nghiệp nhập khẩu tại Mỹ và mời gọi kênh phân phối, các tập đoàn bán lẻ có chi nhánh tại Việt Nam đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực của Hải Dương…
Về phía Bộ Công Thương, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thời gian qua, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản, đặc biệt các sản phẩm nông sản có tính mùa vụ luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên của Bộ Công Thương.
Với nguyên tắc hỗ trợ sớm nhất có thể, đón đầu các mùa vụ, Bộ Công Thương tập trung cao việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua đa dạng các kênh phân phối truyền thống và hiện đại ở trong nước cũng như nước ngoài.
“Bộ Công Thương thực hiện với các hình thức phong phú, hướng đến nhiều đối tượng như: Hội chợ, triển lãm, phiên chợ, tuần hàng, lễ hội quảng bá lồng ghép với các sự kiện kinh tế - văn hóa - du lịch lớn, các chương trình giao dịch thương mại, kết nối giao thương, truyền thông thương hiệu, phát triển thương mại đa kênh trong đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, tăng cường hoạt động thương mại điện tử với nhiều sàn giao dịch lớn trong và ngoài nước, đẩy mạnh kết nối xuất khẩu thông qua các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam…” ông Phú nêu rõ.
Đặc biệt, Bộ Công Thương luôn tìm cách để phát huy tối đa vai trò của hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài - một kênh trao đổi thông tin trực tiếp, thống nhất và nhanh nhất với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương cùng các cơ quan bộ, ngành trung ương khác, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước trong việc nghiên cứu, đánh giá thị trường, các cơ chế chính sách mới về kinh tế, thương mại, đầu tư của nước sở tại.
Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Israel Hiệp định FTA giữa Việt Nam-Israel khi được ký kết trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng mang đến những thách thức mới khi tiếp cận thị trường này. |
Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc qua cảng Thượng Hải Đoàn Công tác của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) đã phối hợp với Tổng Lãnh sứ quán Việt Nam tại Thượng Hải, Tham tán Việt Nam tại Trung Quốc, Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc làm việc với Lãnh đạo chính quyền quận MinHang, CCPIT, Ủy ban thương mại Thành phố Thượng Hải và một số tập đoàn, liên hiệp hội. |