Nhiều doanh nghiệp thời trang lớn của Mỹ không tăng đơn hàng vì cầu yếu
Xuất khẩu hàng may mặc từ Việt Nam sang Indonesia tăng mạnh
Truyền thông Indonesia cho biết, nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam đã đạt 10,057 triệu USD vào tháng 9/2022 so với mức 2,354 triệu USD vào tháng trước đó.
|
Năm 2023, lợi nhuận ròng của các công ty gia công may mặc lớn sẽ ra sao?
Dự báo về khả năng phục hồi của các doanh nghiệp ngành dệt may, các chuyên gia của VNDirect kỳ vọng sẽ có bước ngoặt cho các doanh nghiệp sản xuất sợi trong quý 3/2023, trong khi mảng gia công may mặc sẽ phải chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn.
|
Các thương hiệu thời trang của Mỹ cho biết họ nhiều khả năng sẽ không tăng thêm các đơn hàng dệt may trong năm nay bởi nhu cầu yếu và những lo lắng về triển vọng kinh tế tại Mỹ, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.
Dự báo này được khoảng 30 công ty thời trang Mỹ đưa ra trong cuộc khảo sát mới đây, phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô hơn 1.000 nhân viên. Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2023 và công bố bởi Hiệp hội Thời trang Mỹ (USFIA).
Công bố vào tuần này, USFIA cho biết các doanh nghiệp thời trang Mỹ hiện đang lo lắng nhiều nhất về vấn đề lạm phát và triển vọng kinh tế tại Mỹ.
Nhu cầu tiêu dùng yếu và chi phí leo thang ảnh hưởng nặng nề đến ngành trong những tháng gần đây. Nhập khẩu hàng may mắn vào Mỹ giảm 23% tính theo giá trị trong khoảng thời gian 5 tháng đầu của năm.
Cũng theo khảo sát này, chỉ khoảng nửa trong số những người trả lời cho biết khối lượng và giá trị hàng bán của họ sẽ tăng trong năm 2023, con số này thấp so với mức khoảng 90% doanh nghiệp dự báo tăng trưởng trong năm 2022.
Triển vọng trong ngắn hạn bất ổn có thể được bù đắp bởi sự lạc quan thận trọng, đặc biệt trong nhóm các doanh nghiệp lớn về khả năng biên lợi nhuận sẽ cải thiện bất chấp các áp lực kinh tế.
Khoảng 85% các doanh nghiệp tham gia trả lời có kế hoạch tăng cường tuyển dụng trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến tuyển các chuyên gia về chuỗi cung ứng, môi trường và phát triển bền vững cũng như phân tích dữ liệu.
Các yếu tố làm ách tắc chuỗi cung ứng và hoạt động vận tải toàn cầu đã giảm đi, khoảng 72% doanh nghiệp cho biết chi phí vận tải sẽ giảm trong năm nay, tuy nhiên chi phí lao động và vận hành nhiều khả năng sẽ tăng lên.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng song phương giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mối quan hệ xấu đi giữa các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến cho nhiều doanh nghiệp thời trang Mỹ tìm kiếm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Khoảng 61% các doanh nghiệp tham gia khảo sát không còn coi Trung Quốc như nhà cung cấp hàng đầu trong năm 2023, điều này đánh dấu cho thay đổi đáng kể so với trước đại dịch COVID-19. Khoảng 80% doanh nghiệp công bố họ có kế hoạch giảm nguồn cung cấp hàng may mặc từ Trung Quốc trong vòng 2 năm tới. Hiện tại, Việt Nam đang là nước cung cấp các sản phẩm may mặc được quan tâm nhất sau Trung Quốc, sau đó đến Bangladesh, Ấn Độ, Campuchia và Indonesia.
Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, nhóm ba nước bao gồm Mexico, Guatemala và Nicaragua vào danh sách các nước cung cấp nhiều sản phẩm may mặc nhất thế giới.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Mỹ hiện vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc để có nguyên liệu thô. Ước tính khoảng hơn 70% các doanh nghiệp tham gia khảo sát lần này cho biết họ nhập nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc và hiện tại gần như chưa thể có lựa chọn thay thế.
Mang thổ cẩm Việt Nam lên sàn diễn thời trang thế giới
Đại diện Việt Nam tham dự sự kiện thời trang bền vững được tổ chức tại Thụy Sĩ, nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh đã có một hành trình vươn tới ước mơ, đưa thời trang dân tộc tỏa sáng.
|
Cơ hội để công ty thời trang Việt Nam kết nối với thị trường Nam Mỹ
Tối 9/5 sẽ khai mạc Phiên toàn thể Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam – Nam Mỹ 2022.
|