Nhiều doanh nghiệp bất động sản 'đau đầu' vì bị nhái thương hiệu
Bất động sản 2020 cần những đột phá về cải thiện chính sách, pháp lý |
Soi sức khỏe cổ phiếu bất động sản: Khi nội lực lên tiếng |
Logo, slogan Tập đoàn Hưng Thịnh. |
Công an tỉnh Long An vừa ra thông báo truy tìm 4 lãnh đạo của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Hưng Thịnh để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngay sau đó, Tập đoàn Hưng Thịnh (Quận 3) đã có thông tin chính thức về tình trạng “nhái” tên thương hiệu này gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Tập đoàn.
Cụ thể, ngay sau vụ việc này, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng như các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh đã phát thông báo xác nhận và khẳng định rằng Công ty Hưng Thịnh Long An không thuộc hệ thống công ty thành viên và không có bất cứ mối liên hệ nào với Tập đoàn Hưng Thịnh. Đồng thời, dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường cũng không thuộc danh mục các dự án do Tập đoàn Hưng Thịnh đầu tư, phân phối.
Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết: “Tập đoàn Hưng Thịnh hiện là thương hiệu bị nhái tên nhiều nhất, ngay cả trong nhiều lĩnh vực khác không chỉ là bất động sản cũng lấy tên “Hưng Thịnh”. Quý khách hàng và nhà đầu tư nên tìm hiểu thông tin chính xác để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra”
Tập đoàn Hưng Thịnh hiện đang đầu tư, phân phối gần 80 dự án trên khắp các tỉnh thành, được sự đón nhận và tin tưởng của đông đảo khách hàng. |
Trước đó, trong năm 2018, Him Lam Land cũng “đau đầu” vì cả 2 dự án Khu dân cư Him Lam Chợ Lớn (quận 6) và Khu dân cư Him Lam (quận 7) của Công ty bị các đơn vị khác nhái thương hiệu, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Tương tự, Tập đoàn Đại Phúc cũng bị dân môi giới lấy “mác” dự án Van Phuc City (quận Thủ Đức) để chào mời khách hàng mua đất tại một dự án “ma” ở Bình Dương, cách đó không xa.
Tương tự, hồi tháng 7/2018, Tập đoàn Nam Long đã tiến hành khởi kiện doanh nghiệp Nam Long Real vì công ty này sử dụng thương hiệu Nam Long để bán dự án phân lô tại tỉnh Bình Dương. Trong khi đó, phía Tập đoàn Nam Long không có bất cứ dự án đất nền nào ở Bình Dương.
Nhận xét về tình trạng "nhái" thương hiệu, dự án trên thị trường hiện nay, các chuyên gia bất động sản nhận định hiện tượng này đang khá phổ biến và chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp môi giới nhỏ, năng lực hạn chế. Các doanh nghiệp nhỏ này không tự khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm hay xây dựng tên tuổi doanh nghiệp của mình, mà phải “dựa hơi” những “ông lớn” trên thị trường để bán hàng. Điều này không chỉ gây tổn thất cho doanh nghiệp bị nhái thương hiệu mà còn khiến thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển bền vững.
Trước thực trạng này, lời khuyên cho các doanh nghiệp bất động sản là đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Ngoài các cách tự bảo vệ mình như chủ động đăng ký, bảo hộ thương hiệu một cách chuyên nghiệp; đầu tư vào hoạt động truyền thông xây dựng nhãn hiệu, hình ảnh… thì các doanh nghiệp phải có biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ.
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm giả mạo tin nhắn thương hiệu Theo Bộ Công an, thời gian qua, đã có nhiều trường hợp lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn bằng thủ đoạn ... |
Giá trị thương hiệu của Viettel tăng trưởng 61% trong 5 năm Tháng 12/2019, Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – công bố Viettel nằm trong 50 thương hiệu có ... |
6 sản phẩm mang thương hiệu ILAHUI bị đình chỉ lưu hành Cục Quản lý Dược vừa có công văn số 20914/QLD-MP ngày 12/12/2019 về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi các sản phẩm mỹ ... |