Nhật cảnh báo sẽ huy động tàu chiến để đối phó với Trung Quốc
Tàu Trung Quốc bất ngờ rút khỏi đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông |
Tàu chiến Úc, Mỹ, Nhật đoàn kết đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông |
Trinh sát cơ P-3C Orion của lực lượng phòng vệ Nhật Bản bay quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, tháng 10/2011. Ảnh: JMSDF. |
Theo Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Hoa Đông trong vòng 3 tháng kể từ trung tuần tháng 5 và sẽ bãi bỏ lệnh cấm này trong trung tuần tháng 8 này. Thông tin dự kiến sẽ được công bố vào ngày 16/8 tới.
Nhật Bản cho rằng theo Hiệp định nghề cá Nhật-Trung, thì khu vực Trung Quốc cấm thuộc vùng Đăc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, vì vậy, việc ngư thuyền của Trung Quốc đánh bắt cá khu vực này là vi phạm pháp luật.
Từ đầu năm tới nay, tàu Trung Quốc tăng cường xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo và vùng biển xung quanh, cho rằng Nhật Bản "không có quyền yêu cầu các tàu đánh cá Trung Quốc dừng hoạt động".
Không những vậy, các tàu hải cảnh Trung Quốc gần đây tăng cường hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp, phớt lờ yêu cầu rời đi của phía Nhật. Tàu công vụ của Trung Quốc đã áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 111 ngày liên tục, khoảng thời gian lâu kỷ lục, trước khi rời đi để tránh bão.
Theo Lực lượng an ninh Biển Nhật Bản, từ đầu tháng 8/2016 đến nay đã có khoảng 200-300 ngư thuyền của Trung Quốc xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp theo ngư thuyền là tàu thuộc chính quyền Trung Quốc xâm nhập. Chỉ trong 4 ngày gần đây đã có 28 tàu của chính quyền Trung Quốc xâm nhập, nếu tính cả trước đó có tới 72 tàu.
Giới chuyên gia nhận định sắp tới, khi Trung Quốc dỡ lệnh cấm, khoảng 100 tàu cá nước này sẽ tiến vào hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng chấp pháp của Nhật sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu Trung Quốc điều tàu hộ tống tàu cá ở khu vực này.
Đáp lại, trong cuộc họp báo ngày 4/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tuyên bố các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã sẵn sàng ứng phó với diễn biến quanh nhóm đảo tranh chấp.
Các tàu chiến của JMSDF có thể diện hiện ở khoảng cách vừa đủ với Senkaku/Điếu Ngư, để có thể kịp thời hỗ trợ cảnh sát biển Nhật Bản nếu cần nhưng vẫn thể hiện rằng Tokyo không muốn làm leo thang tình hình. JMSDF cũng có thể triển khai máy bay tuần thám để theo dõi tàu nổi và tàu ngầm đối phương trong khu vực và cảnh báo sớm cho các đơn vị của Nhật Bản.
Garren Mulloy, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc đại học Daito Bunkyo, cho rằng nếu khoảng 200 tàu đánh cá Trung Quốc được tàu công vụ hộ tống xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư, cảnh sát biển Nhật Bản sẽ bị quá tải và không thể xử lý hết.
Mulloy cho rằng tuyên bố của Bộ trưởng Kono về việc triển khai lực lượng quân đội để đối phó là "lời cảnh cáo về hậu quả nghiêm trọng" cho Trung Quốc khi hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư.
Ở một diễn biến khác, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật Bản trong một phát biểu gần đây cũng cho biết các ngư thuyền của Trung Quốc có sự hỗ trợ của lực lượng hải quân có khả năng sẽ xâm nhập nhiều hơn khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trong trường hợp này Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ thông tin cùng Mỹ để hợp tác hành động.
Mỹ ký hợp đồng vũ khí với Đài Loan: Trung Quốc dọa hủy diệt sau vài tiếng Hoàn Cầu Thời Báo tuyên bố Trung Quốc thừa sức "hủy diệt" tất cả hệ thống vũ khí của Đài Loan "trong vài tiếng" trước ... |
Thế giới đã biết cách ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông Đầu tháng 7, một bức ảnh có sự hiện diện của 4 chiếc tàu của 3 nước, cùng hoạt động trên Biển Đông, được công ... |
Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Những chuyên gia phân tích cho biết việc tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nằm trên Biển Hoa Đông của Trung Quốc và Nhật ... |