Nhật Bản hỗ trợ phát triển giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum và Lai Châu
VVOB tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 60 cán bộ giáo dục mầm non 38 người Lào ở Kon Tum được nhập quốc tịch Việt Nam Cựu binh Mỹ muốn trao lại nhật ký nhặt được tại Kon Tum năm 1968 |
Buổi tổng kết dự án có sự tham gia của 70 đại diện là giáo viên tiểu học, các cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo từ các vùng dự án cùng các đại biểu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà nghiên cứu, đại diện tổ chức phi chính phủ. |
Dự án được triển khai tại 2 huyện Sìn Hồ (Lai Châu) và huyện Kon Plông (Kon Tum), đều là địa phương có số lượng người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đông. Một số điểm trường ở các bản làng xa xôi hẻo lánh và không có hệ thống điện nước. Nơi đây trẻ em dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Rào cản ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy hạn chế, tài liệu học tập ít gắn với văn hóa và lịch sử dân tộc của học sinh DTTS cùng với điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp khiến các em không được học tập một cách tích cực và chủ động. Điều này là một phần nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập kém, nhiều em phải bỏ học giữa chừng.
Trước những vấn đề này, dự án được xây dựng nhằm giúp tăng cường năng lực của thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và sẽ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để cải thiện môi trường học tập, khích lệ việc học lên tiểu học từ lớp mẫu giáo của các em nhỏ người DTTS ở tại những trường mẫu giáo và tiểu học thuộc tỉnh Lai Châu và tỉnh Kom Tum.
Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất
Theo báo cáo tại buổi tổng kết dự án ngày 23/10, trong 3 năm triển khai từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2019, 9 trường học đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng với hệ thống vệ sinh nước sạch đầy đủ. Khoảng 5,500 học sinh mầm non và tiểu học có cơ hội tiếp cận tới nguồn sách truyện của dự án. 100% các trường học, bao gồm cả điểm trường lẻ, có thư viện thân thiện trong lớp học. Gần 100% giáo viên mầm non đọc sách, truyện ít nhất 3 lần/tuần cho học sinh; các em cũng tự đọc 1 hay nhiều hơn 1 quyển sách trong thư viện mỗi tuần.
Thầy giáo Lò Văn Hòa – Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Măng Bút 1 (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) cho biết, điều kiện thời tiết của địa phương rất khắc nghiệt, một năm có 8-9 tháng mưa dầm và nhiệt độ xuống thấp. Những ngày này, các em học sinh tại những lớp học “bán kiên cố” – làm bằng gỗ và được lộp mái tôn, phải vừa lên học vừa chống chọi với những gió lạnh luồn. Tuy nhiên, từ khi dự án được triển khai, trên địa bàn xã của thầy Hòa đã không còn những lớp học như vậy nữa, mà thay vào đó là những điểm trường vững chắc, cùng cơ sở vật chất như tài liệu dạy học, sách truyện, bàn ghế cùng hệ thống nhà vệ sinh, bồn rửa tay đầy đủ.
Ảnh chụp một lớp học tại Kon Plông cùng những lời nhắn của các em học sinh. |
Học sinh tự tin; thầy cô thay đổi cách suy nghĩ
Nhận rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng, dự án tập trung vào cải thiện cách thức giảng dạy phù hợp với học sinh DTTS của giáo viên thông qua các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn. Sau 3 năm, hơn 400 giáo viên mầm non và tiểu học được tham gia tập huấn và nâng cao năng lực.
Ngoài thay đổi cách dạy và học, Plan phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và huyện liên quan để tăng số lượng giờ học có sự tham gia của trẻ em như học theo nhóm, học theo hình thức đôi bạn cùng tiến. Duy trì thực hiện “việc giáo viên học hỏi lẫn nhau” chất lượng cao có vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia Nhật Bản, nỗ lực để các hoạt động này tiếp tục được duy trì sau khi dự án kết thúc.
Ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Kon Plông cho biết: Kon Tum là một tỉnh nghèo vùng Tây Nguyên với nhiều dân tộc cùng chung sống, công tác giáo dục và đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, toàn tỉnh có trên 60% học sinh mẫu giáo là người DTTS. Các em phải học tất cả các môn bằng tiếng Việt trong khi tiếng dân tộc mới là ngôn ngữ chính các em thường dùng ở nhà.
Việc chỉ sử dụng tiếng Việt khi lên lớp, khi về lớp lại nói tiếng dân tộc khiến các em không có môi trường cũng thời gian thực hàng tiếng Việt. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều em không thể đọc và viết được tiếng Việt dù đã tốt nghiệp trường tiểu học, gây cản trở rất lớn cho việc học lên cấp Trung học cơ sở của các em.
Trong dự án có triển khai mô hình Sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên thông qua việc dự giờ, suy ngẫm nghiên cứu bài học và giáo viên cùng nhau thảo luận tìm phương án cải thiện chất lượng dạy và học. Từ đó xây dựng môi trường học tập thường xuyên cho giáo viên, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên, tạo nên vă hóa nhà trường luôn tự nhìn lại mình và học tập lẫn nhau. Trong đó, để giải quyết vấn đề ngôn ngữ của trẻ, các giáo viên còn được tập huấn cách dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, giúp cho trẻ sử dụng tiếng Việt một cách tốt hơn.
Thầy Lò Văn Hòa chia sẻ, sau khi được tập huấn, anh đã thay đổi cách dạy của mình bằng cách giúp học sinh hiểu nghĩa của từng từ thông qua hình ảnh trực quan đã được chuẩn bị trước; đưa ra những mẫu câu hội thoại để các em nói theo, từ đó dần dần tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt…
Qua 3 năm được tham gia tập huấn và triển khai cách dạy trên lớp, thầy Lò Văn nhận thấy những chuyển biến tích cực của các em học sinh: các em có vốn từ tiếng Việt tốt hơn, tập trung hơn và hứng thú hơn với việc học. Các em tự tin hơn rất nhiều nên khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp lại.
Chính bản thân các giáo viên và cán bộ ngành giáo dục cũng thay đổi cách suy nghĩ và thấy được rằng trẻ em DTTS cũng có thể học tốt nếu người lớn xung quanh không từ bỏ niềm tin vào khả năng của các em. Đồng nghĩa xây dựng môi trường học tập chất lượng, tập trung vào điều học sinh cần để phát triển tốt nhất. Từ đó khích lệ việc học lên tiểu học từ lớp mẫu giáo của các em nhỏ DTTS ở tỉnh Lai Châu và tỉnh Kon Tum.
Dự án kết thúc không đồng nghĩa với việc ảnh hưởng của dự án cũng kết thúc. Sự cam kết từ các bên liên quan là rất cần thiết. “Mặc dù trải qua nhiều khó khăn nhưng thật tuyệt vời khi nhìn thấy những thay đổi tích cực dần xuất hiện trong suy nghĩ và hành động của cả giáo viên cũng như các cán bộ giáo dục trong dự án. Hiện tại chúng tôi đang ưu tiên thực hiện việc chuyển giao mô hình tới các đối tác để có thể nhân rộng trên phạm vi lớn hơn,” bà Sharon Kane, Giám đốc Quốc gia của Plan International Việt Nam nhấn mạnh. |
Xem thêm
HKI tập huấn, thay đổi hành vi vệ sinh trong cộng đồng ở Lai Châu Biện pháp duy nhất để ngăn chặn tình trạng phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng ... |
Nhân rộng mô hình tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình tại Hòa Bình và Lai Châu TĐO - Ngày 17/11, Dự án "Nhân rộng mô hình tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình góp phần cải thiện dinh dưỡng ... |
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Lai Châu thăm và tặng quà cho du học sinh Lào bị tai nạn TĐO – Nhận được tin em Seng Phon Son Phạ Sịt du học sinh Lào tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu bị tai ... |