Nhật Bản chuẩn bị gói kích thích kinh tế mới chống lạm phát
Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết như vậy tại hội thảo quốc tế “50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai” ngày 14/9, tại Hà Nội. |
Nhật Bản xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động lớn tuổi Theo Nikkei Asia, Nhật Bản đang chuyển sang tuyển dụng lao động trung niên để giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực công nghệ. |
Ngày 25/9, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố những trụ cột chính sách của gói kích thích kinh tế mới nhằm thúc đẩy tăng lương và giúp các hộ gia đình ứng phó với giá cả leo thang. Gói kích thích kinh tế dự kiến bao gồm các biện pháp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng tiền lương. Ông Kishida cũng cho biết sẽ theo dõi sát sao thị trường tiền tệ, đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư đang cố bán tháo đồng Yen (JPY).
Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu hoàn tất gói kích thích kinh tế mới này vào cuối tháng 10/2023 và đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung lên Quốc hội.
Các hộ gia đình Nhật Bản ngày càng dễ bị tổn thương khi giá lương thực hằng ngày tăng. Các công ty tiếp tục chuyển gánh nặng chi phí nguyên liệu đầu vào cao sang người tiêu dùng. Đẩy nhanh đà tăng lương theo kịp đà tăng lạm phát, sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy nhu cầu nội địa.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida |
Trước đó, ngày 28/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo về kinh tế và tài chính năm 2023. Báo cáo cho biết, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ thực tế hàng năm là 6,0% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2023, đánh dấu tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2020. Xuất khẩu ô tô và du lịch là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế đã chứng kiến xu thế giá tiêu dùng tăng cao, mức lương của người lao động cũng có những cải tiến đáng kể trong cuộc đàm phán lương vào mùa xuân vừa qua. Xu hướng này là tín hiệu tích cực để Nhật Bản có thể thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài 25 năm qua, hiện thực hóa tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Fumio Kishida đã cam kết đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi tình trạng giảm phát một cách có ý nghĩa với mức tăng trưởng tiền lương luôn vượt quá tỷ lệ lạm phát. Cuối tháng trước, Thủ tướng Kishida đã đặt mục tiêu trong khoảng một thập niên, lương tối thiểu bình quân cả nước sẽ tăng thêm gần 50% so với mức hiện tại, cụ thể từ mức 1.004 Yen/giờ của năm nay lên tới 1.500 yen/giờ trong giai đoạn 2030-2040. Động thái này thể hiện quyết tâm của chính phủ nhằm đạt được sự phục hồi kinh tế dựa vào tiêu dùng.
Hiện tỷ lệ lạm phát chung của Nhật Bản vẫn ở trên mức mục tiêu 2% trong 17 tháng. Lạm phát cơ bản tại Nhật Bản trong tháng 8, bao gồm giá cả các sản phẩm dầu mỏ nhưng không bao gồm giá cả thực phẩm tươi sống dễ biến động, đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8, không bao gồm giá cả mặt hàng năng lượng và thực phẩm tươi sống, đã tăng 4,3% so với một năm trước.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang theo đuổi chính sách duy trì lãi suất cực thấp, duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và giới hạn lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở mức 0.
Mới đây, Thủ tướng Fumio Kishida đã thông qua gói ngân sách tương đương 2% GDP vào năm 2027 nhằm phát triển quốc phòng, đồng thời tăng gấp đôi hỗ trợ chăm sóc trẻ em lên 2,5 nghìn tỷ Yen mỗi năm, tương đương 25 tỷ USD. Ngoài ra Nhật Bản còn định phát hành 20 nghìn tỷ Yen trái phiếu xanh (GX) nữa trong 10 năm tới.
Còn theo Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO), hơn 15 triệu du khách đã đến Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2023. Chỉ riêng trong tháng 8, Nhật Bản đã phục vụ khoảng 2.156.900 du khách nước ngoài, chiếm 85,6% so với cùng kỳ năm 2019 trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Thủ tướng Fumio Kishida đang hy vọng sự phục hồi của ngành này sẽ mang lại thêm 5.000 tỷ Yen (34,4 tỷ USD) mỗi năm cho nền kinh tế.
Món quà đặc biệt của Hoàng thái tử Fumihito Akishino tặng Việt Nam Tháng 8/2012, Hoàng thái tử Fumihito Akishino khi ấy là Hoàng tử thực hiện chuyến công du Việt Nam lần thứ 2. Trong khuôn khổ chuyến công du, Hoàng thái tử Fumihito Akishino đã thăm và làm việc tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN và tặng Bảo tàng Sinh học của trường 1 tiêu bản gà đuôi dài Onagadori, giống gà quý của Nhật Bản để trưng bày và phục vụ nghiên cứu khoa học. |
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đầu về chỉ số đổi mới khoa học toàn cầu Năm nay, tất cả 5 cụm khoa học công nghệ hàng đầu thế giới đều nằm ở Đông Á. Trong số 5 cụm này, có ba cụm của Trung Quốc. |