Nhận thêm án 10 năm, ông Đinh La Thăng sẽ ngồi tù bao lâu?
Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 10 năm tù Sáng 22/12, HĐXX TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 10 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí. |
Ông Đinh La Thăng xin miễn tội cho ông Nguyễn Hồng Trường và các bị cáo tại Bộ GTVT Chiều ngày 21/12, HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và tranh luận tại tòa. Trước khi tòa nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng. Là người đầu tiên trình bày, ông Đinh La Thăng gửi lời cảm ơn HĐXX đã điều hành phiên tòa công minh, tạo điều kiện cho các luật sư và bị cáo được nói lên quan điểm. |
Sáng nay (22/12), Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh có phiên làm việc cuối cùng, đưa ra phán quyết đối với ông Đinh La Thăng, Đinh Ngọc Hệ và 18 bị cáo trong vụ án sai phạm về việc bán quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Hội đồng xét xử cho rằng, ông Đinh La Thăng với vai trò là người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải, nắm rõ quy định pháp luật, nắm rõ quy định bán tài sản Nhà nước. Nhưng do quen biết Đinh Ngọc Hệ, bị cáo đã tác động để Hệ mua được quyền thu phí. Khi biết công ty của Hệ chậm thanh toán, bị cáo vẫn không chỉ đạo dừng.
"Hành vi của bị cáo Đinh La Thăng, tạo điều kiện để Hệ chiếm đoạt trót lọt 725 tỷ đồng của Nhà nước. Vì vậy, bị cáo phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án. Số tiền trên cũng là tiền thất thoát của Nhà nước" - Hội đồng xét xử nhận định.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng: 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tổng hợp với vụ án trước đó, ông Thăng bị phạt 30 năm tù.
Bị cáo Đinh La Thăng tại toà |
Trước đó, vào tháng 6/2018, ông Thăng bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên y án 18 năm tù vì gây thiệt hại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Oceanbank (thời ông Thăng làm chủ tịch HĐQT PVN).
Cũng trong năm 2018, vào tháng 5, ông Thăng bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù vì hành vi cố ý làm trái xảy ra tại PVN và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC.
Theo đó, ông Thăng đã phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù cho hai bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND Cấp cao tại Hà Nội.
Với mức án 10 năm tù mà TAND TP.HCM vừa tuyên bố, thì ông Đinh La Thăng vẫn chỉ phải chịu mức án phạt chung là 30 năm tù.
Hiện nay, việc tổng hợp hình phạt đối với trường hợp của ông Thăng được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 và khoản 1 Điều 56 BLHS (quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và tổng hợp hình phạt của nhiều bản án). Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì việc tổng hợp hình phạt sẽ như sau: Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Tất cả vụ án mà bị cáo Đinh La Thăng phải hầu tòa đã và sẽ tuyên ông hình phạt tù có thời hạn. Do vậy, bất luận vụ án mà ông Thăng vừa bị tuyên án tại TAND TP.HCM hay vụ án Ethanol Phú Thọ (sắp được xét xử) tuyên ông bao nhiêu năm tù thì ông cựu Bộ trưởng Bộ GTVT cũng chỉ phải chấp hành hình phạt chung (sau khi tổng hợp) là 30 năm tù. |