Nhà báo đang phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn an ninh mạng
Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng
Vì mục tiêu an toàn, bảo vệ trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tổ chức phi chính phủ hoạt động trên không gian mạng (CyberKid) Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.
|
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thiết bị y tế trong môi trường số
Theo thông tin từ chuyên gia, các thiết bị chăm sóc sức khỏe ngày nay áp dụng nhiều công nghệ, vì vậy tiềm ẩn nguy cơ tin tặc có thể dễ dàng xâm nhập, đe dọa đáng kể đối với các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
|
Theo nhận định của các chuyên gia: Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà báo đang phải đối mặt với việc có thể bị giám sát; bị khai thác phần cứng và phần mềm; tấn công lừa đảo; tấn công bằng tên miền giả mạo.... Vì vậy, việc trang bị kỹ năng bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại, bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa, giúp nhà báo đảm bảo an toàn thông tin, nguồn tin, tác phẩm báo chí, dữ liệu cá nhân khi tác nghiệp trong môi trường số là hết sức quan trọng.
Ngày 30/10/2020, tại Hà Nội, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội nghị tập huấn "An toàn thông tin cho các nhà báo trong môi trường số" cho gần 100 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Các nhà báo tham dự tập huấn phía Bắc.
Tại khóa tập huấn, các phóng viên, biên tập viên được các chuyên gia Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế; Trần Đăng Khoa, Trưởng phòng Qui hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, chia sẻ các thông tin cho các nhà báo khi tác nghiệp trong môi trường số với các chuyên đề: Nguy cơ tác động tới nhà báo từ môi trường số; Giải pháp tăng cường an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong môi trường số.
Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị các điều cần nhớ để đảm bảo an toàn thông tin như: Không chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên internet, mạng xã hội, các hội nhóm; Cẩn trọng khi bấm vào các liên kết, tải file đính kèm các website chưa rõ nguồn gốc, các email không rõ ràng; Sao lưu các dữ liệu quan trọng theo nhiều cách khác nhau và lưu trữ tại nhiều nơi để tránh mất dữ liệu...
Tiếp đến, ngày 6/11, tại TP.HCM, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền (TT-TT) thông đã tổ chức hội nghị tập huấn “An toàn thông tin cho các nhà báo trong môi trường số” với sự tham gia của hơn 100 cơ quan báo chí khu vực phía Nam.
Tại buổi tập huấn rất nhiều nội dung về an toàn thông tin đã được các diễn giã trình bày như: Các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin đối với người dùng; nguy cơ rò rĩ và hình thức tấn công đánh cắp dữ liệu và thông tin cá nhân; bảo đảm an toàn cho tài khoản đăng nhập; bảo đảm an toàn thông tin cho máy tính cá nhân; bảo đảm an toàn cho thiết bị thông minh; các vấn đề về dữ liệu và bảo mật thông tin trên thiết bị đầu cuối.
Các nhà báo tham dự hội nghị tập huấn phía Nam. Ảnh: Anh Khoa
Chia sẻ tại buổi tập huấn ông Nguyễn Thanh Lâm- Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TTTT) nhấn mạnh, hiện nay dữ liệu người dùng là nguồn tài nguyên lớn và rất có giá trị lớn. Bởi có dữ liệu người dùng người ta làm bất kỳ điều gì cũng hết sức thuận lợi như: Quảng cáo, bán sản phẩm...
Chính vì vậy rất nhiều tổ chức, cá nhân luôn tìm mọi cách để khai thác dữ liệu người dùng. Vì có giá trị như vậy nên nguy cơ mất an toàn thông tin từ mỗi cá nhân là rất lớn, đặc biệt là các nhá báo. Bởi người dân luôn tin tưởng, đặt niềm tin vào công tác truyền thông của các nhá báo. Mọi thông tin của các nhà báo đưa ra đều được đón nhận nhiều. Do đó việc đảm bảo an toàn thông tin từ mỗi phóng viên, báo chí là hết sức cần thiết. Để tự bảo vệ mình trong môi trường số, các nhà báo cũng cần được trang bị các kỹ năng phòng tránh.
Ở chuyên đề Giải pháp tăng cường an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong môi trường số, ông Vũ Việt Hùng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Kiểm định, Trung tâm VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) chỉ ra các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với người dùng, các hình thức tấn công đánh cắp dữ liệu và thông tin cá nhân.
Bên cạnh đó, với hàng chục triệu độc giả tiếp cận hàng ngày với các luồng thông tin thì cơ quan báo chí, truyền thông sẽ là kênh dễ dàng nhất để “tin tặc” tấn công nhằm xuyên tạc nội dung hay phát tán các thông tin vi phạm pháp luật…
Theo đó, yêu cầu các nhà báo khi thông tin cần nhận thức đúng, đầy đủ; an toàn thông tin song hành, không cản trở công nghệ thông tin; thông tin đưa ra phải đơn giản, dễ hiểu, ấn tượng và thường xuyên. Cơ quan báo chí có đầu mối với Cục An toàn thông tin để nhận các thông tin mới nhất, cập nhật nhất. Cần xác minh thông tin, số liệu, cảnh báo… trước khi cung cấp thông tin diện rộng.
Tại hội thảo, các chuyên gia bảo mật cũng chia sẻ không nên tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên internet, nhất là những loại thông tin như mật khẩu tài khoản mạng xã hội, hình ảnh, địa chỉ riêng. Ngoài ra, cũng không nên tùy tiện kết nối vào các mạng Wi-Fi công cộng, nhất là khi đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội hoặc ngân hàng trực tuyến, thanh toán online để tránh rò rỉ thông tin.
Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng bảo mật người dùng nên kích hoạt xác minh 2 bước (2-Step Verification hay 2FA), hoặc sử dụng thêm VPN (Virtual Private Network) nếu muốn truy cập vào các web đăng nhập.
Nâng cao nhận thức cho mọi người về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin
Trong khi nhiều tổ chức đang tăng cường đầu tư vào các công cụ, hệ thống bảo mật thụ động, mà quên mất rằng việc đào tạo chuyên môn, nhận thức bảo mật cho đội ngũ nhân viên mới là nhiệm vụ đóng vai trò quyết định. Bởi con người là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
|
Việt Nam cam kết và trách nhiệm trong việc duy trì, củng cố môi trường di cư minh bạch, an toàn
Ngày 30/11 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).
|