Người phụ nữ Nhật hơn 20 năm lăn lộn với nông dân Việt
Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng hơn 10.000 sản phẩm thời trang cao cấp cho phụ nữ Lào Chiều ngày 30/12, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, đại diện Công ty TNHH thời trang Elise đã trao tặng 10.231 sản phẩm thời trang cao cấp mang thương hiệu Elise cho các bà mẹ, các chị, em dân tộc Lào. |
20 lời chúc 20/10 cho khách hàng nữ ý nghĩa, chân thành nhất Lời chúc 20/10: Lời chúc ý nghĩa và chân thành nhân dịp 20/10 là cơ hội tốt nhằm tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là những khách hàng nữ. |
Chị Mayu Ino là Giám đốc dự án Seed to Table - tổ chức phi lợi nhuận của Chính phủ Nhật Bản dành cho các hoạt động cộng đồng về các dự án nông nghiệp bền vững với môi trường tại Việt Nam. Seed to Table đã hoạt động ở Hòa Bình đến năm 2019, hiện hoạt động ở Bến Tre và Đồng Tháp.
Năm 1994, Nhật Bản có chuyến bay thẳng tới Việt Nam. Một năm sau đó, Mayu cùng một người bạn rất hào hứng bay tới Việt Nam trong chuyến đi 10 ngày đến TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng… và ăn Tết Dương lịch năm 1996 tại đây. Hai người Nhật đi đâu cũng thấy cảnh đẹp trải dài trên đất nước Việt Nam, món ăn rất ngon, con người dễ thương, văn hóa hay thời tiết đều đa dạng.
“Tôi nhớ Sài Gòn vào dịp cuối năm thường ngày nắng nóng đêm mát. Còn Hà Nội thì lạnh lắm… Rất là nhiều điều thú vị. Học chuyên ngành hợp tác quốc tế, năm 1997, tôi có nhiều lựa chọn, trong đó có Mỹ và một quốc gia châu Á. Khi đó, tôi đã nhớ về chuyến đi Việt Nam năm 1996 vì thực sự ấn tượng. Bên cạnh đó, tôi có một thầy giáo là nhà nghiên cứu về Việt Nam nổi tiếng, đang ở đất nước hình chữ S. Thông qua thầy tôi xin được VISA, kết nối với Đại học Quốc gia Hà Nội và sang học tiếng Việt tại đó”, chị Mayu nhớ lại.
Chị Mayu Ino là Giám đốc dự án Seed to Table - tổ chức phi lợi nhuận của Chính phủ Nhật Bản. |
Xuống ruộng như nông dân Việt
Chị Mayu từng nói, hình ảnh nông dân Việt Nam làm chị nhớ đến nông dân quê hương chị, như các nhân vật trong phim truyền hình Osin. Họ phải rất chịu khó, không thì không thể có gì để ăn.
“Có người nói làm nông nghiệp hữu cơ là quay lại nông nghiệp ngày xưa. Tôi thấy cũng đúng nhưng không hoàn toàn. Vì ngày xưa làm cực hơn, giờ nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ nên nông dân tiết kiệm thêm thời gian, công sức”, chị cho biết.
Chẳng hạn, trước kia nông dân Hòa Bình thường cắt lúa bằng liềm, đập lúa vào cối đá nhưng nay có máy móc hỗ trợ đã đỡ cực nhiều. Tuy nhiên, chị nhận định cơ giới hóa ở Việt Nam chưa phổ biến lắm, các vùng núi, đồi, vùng sâu, vùng xa… chưa được trang bị máy móc làm nông.
Với vai trò là giám đốc Seed to Table, chị luôn trao đổi trực tiếp với nhà tài trợ dự án (các công ty và Bộ Ngoại giao Nhật Bản) để làm việc trực tiếp với nông dân, phát triển rau hữu cơ, du lịch sinh thái bền vững…
Thường nếu người nước ngoài là trưởng tổ chức hay trưởng nhóm thì sẽ có người Việt quản lý, làm việc trực tiếp với nông dân. Còn người nước ngoài chỉ tham gia các buổi như là tổng kết. Nhưng chị Mayu lại trực tiếp làm việc, tiếp xúc với nông dân Việt hằng ngày, xuống ruộng, họp với bà con. “Ban đầu bà con thấy rất lạ, ngại ngại, nhưng sau cũng quen dần”, chị kể lại với giọng đầy cảm xúc.
Chị Mayu giúp các bạn trẻ địa phương hiểu về nông nghiệp hữu cơ. |
“Có thể là tôi về nhưng…”
Các hoạt động của chị Mayu cùng Seed to Table đã mang lại những hiệu quả nhất định cho nông dân Việt Nam.
Đầu tiên là giúp họ tăng thu nhập. Các hộ nông dân lập thành nhóm, vừa trồng rau hữu cơ PGS vừa ghi chép, giám sát lẫn nhau. Sau đó, bà con sẽ bán rau tới người tiêu dùng hoặc các cửa hàng như Nông sản Nhà quê, Phiên chợ Xanh Tử tế…
Với 500m2 trồng rau PGS hữu cơ, mỗi tháng bà con thu khoảng 12 triệu đồng. Hiện Bến Tre có 8 nhóm trồng rau hữu cơ, dừa, nuôi gà với tổng cộng 30 hộ nông dân.
Trước đây, rau hữu cơ khó tìm thị trường nhưng giờ chỉ cần có rau là có người mua.
Tuy nhiên, sản lượng ở Bến Tre còn ít, còn Đồng Tháp mới triển khai nên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, thậm chí chưa đủ rau cung cấp cho địa phương.
Dù ban đầu nghe làm việc theo nhóm thì thấy ngại nhưng sau bà con nông dân hiểu rằng phải cùng hợp tác, cùng làm, cùng bán hàng mới có thể khá lên được.
Seed to Table cũng giúp người trẻ địa phương hiểu nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái bền vững… là việc cần làm để bảo vệ sức khỏe, quê hương, môi trường… “Dù dự án đã kết thúc ở Hòa Bình nhưng tôi rất vui vì các bạn trẻ vẫn liên lạc để hỏi han về cách làm du lịch sinh thái, trồng rau hữu cơ…”, giám đốc Seed to Table chia sẻ.
Và khi dự án ở Đồng Tháp kết thúc năm 2023, Mayu cho biết sẽ trở về Nhật Bản: “Có thể là tôi về nhưng sẽ đi đi lại lại giữa hai nước. Tôi chưa có kế hoạch cụ thể nhưng chắc chắn sẽ có nhiều việc phải làm”.
“Tôi nghĩ xã hội Nhật bây giờ cần những người hiểu biết về các nước khác ngoài Nhật Bản, để tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế bền vững và hữu nghị. Đồng thời, giúp nông dân duy trì cộng đồng ít ỏi của họ có kinh tế bền vững, đào tạo thế hệ tiếp nối. Người lớn cần phải chịu trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và để lại tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau”, Mayu nhận định.
Phụ nữ dân tộc thiểu số Đắk Nông thoát nghèo nhờ kinh doanh trên mạng Những năm qua, tỉnh Đắk Nông đã có các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng các hoạt động hỗ trợ thiết thực, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Đắk Nông đã giúp các HTX, tổ hợp tác có đông phụ nữ dân tộc thiểu số xây dựng mô hình, tiếp cận ứng dụng công nghệ 4.0 và kết nối tìm đối tác mở rộng kinh doanh. |
Đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan về nước an toàn Trong các ngày 5/6 và 6/6 các công dân Việt Nam từ các nước Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan đã về nước an toàn. Các chuyến bay được đảm bảo chặt chẽ về an ninh, an toàn, các quy định về phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh dịch tễ. |
Khám phá Phú Quốc - hòn đảo du lịch biển lớn nhất ở Việt Nam Phú Quốc được ví như hòn đảo thiên đường ở Việt Nam với các bãi tắm đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh. |