Người dân nên tìm hiểu kĩ các cơ sở thẩm mỹ trước quyết định làm đẹp
Chết người tại TMV Việt Hàn sau nhiều vi phạm không bị xử phạt |
Bất chấp xử phạt, Viện thẩm mỹ Đại học Y vẫn ngang nhiên hoạt động |
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội). Ảnh VNN. |
Vụ việc người đàn ông 43 tuổi tử vong sau khi hút mỡ bụng tại thẩm mỹ viện Việt Hàn (Cầu Giấy, Hà Nội) gây xôn xao dư luận những ngày gần đây, khiến nhiều người dân loay hoay trong việc xác định và lựa chọn những cơ sở chân chính để làm đẹp trong dịp Tết đến xuân về.
Theo ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội), quy định hiện nay chia các cơ sở có hành nghề thẩm mỹ thành 3 loại hình: thứ nhất là bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, thứ hai là phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ và thứ ba là cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (các thẩm mỹ viện, spa).
Trong đó, các cơ sở thẩm mỹ viện, spa chỉ được phép làm các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da thông thường, tuyệt đối không được cung cấp các dịch vụ y tế (các dịch vụ từ tiêm, truyền cho tới can thiệp có xâm lấn).
Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ là cơ sở do Sở Y tế cấp phép hoạt động, được phép làm một số phẫu thuật gây tê tại chỗ có quy định trong giấy phép hành nghề như: nâng mũi, cắt mí mắt, sửa da vùng mặt và cổ, tạo má lúm đồng tiền, tạo hình cằm lẹm, cằm chẻ,…
Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có bác sĩ phụ trách chuyên môn là người có chứng chỉ hành nghề, có thời gian thực hành tối thiểu 54 tháng theo Luật Khám bệnh chữa bệnh.
Ngoài ra, phòng khám phải đáp ứng điều kiện về khu vực tiếp đón, khu vực phòng khám, phòng phẫu thuật thủ thuật, đáp ứng đầy đủ về trang thiết bị mới được cấp phép hoạt động.
Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ do Bộ Y tế cấp phép. Duy nhất loại hình này được thực hiện các phẫu thuật lớn, phẫu thuật gây mê, gây tê tủy sống,…
Cụ thể, những phẫu thuật như nâng ngực, hút mỡ bụng, tạo hình thành bụng, độn mông, căng da mảng lớn,… đều chỉ được phép thực hiện tại bệnh viện.
Hiện Hà Nội có khoảng 10 bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, bao gồm cả bệnh viện công lập và tư nhân. Số phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được Sở Y tế Hà Nội cấp phép là khoảng 80 cơ sở.
Ông Trung cho biết, trong bối cảnh dịch vụ làm đẹp đang rất “ăn khách”, các cơ sở mọc lên ngày một nhiều, cần có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của toàn bộ các cơ quan có thẩm quyền và người dân để quản lý các cơ sở, tránh những hệ quả đáng tiếc.
Theo đó, cần tổ chức nhiều hơn những buổi tập huấn cho các cơ sở hành nghề thẩm mỹ về những dịch vụ họ được làm và ngược lại; quán triệt rõ mức độ nguy hiểm nếu làm quá phạm vi cho phép. Các quận, huyện cần gửi danh sách cơ sở đã đăng kí trên địa bàn về các phường để phường tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ.
Các cơ quan liên ngành cũng cần cùng vào cuộc, kiểm soát hoạt động quảng cáo tràn lan về dịch vụ thẩm mỹ trên các trạng web, mạng xã hội... Sự tham gia của các cơ quan báo chí, người dân sống xung quanh cơ sở thẩm mỹ cũng rất quan trọng trong việc tố giác, phát hiện hoạt động trái phép.
Ông Trung khuyến cáo, khi có nhu cầu thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, người dân nên tìm kiểu thật kĩ các thông tin để phân biệt đâu là cơ sở được cấp phép, đâu là cơ sở không được cấp phép cũng như mỗi loại dịch vụ được phép thực hiện ở cơ sở nào.
Xử phạt hành chính nhiều phòng khám trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Sau nhiều sự cố về phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn, vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã ra quyết định xử ... |
Khách hàng ở TP.HCM ngưng tim, ngưng thở nghi do thẩm mỹ Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở nghi do thẩm mỹ tại một phòng khám tại Quận 2, ... |
Kết luận nguyên nhân 2 ca tử vong ở BV Kangnam và BV Emcas tử vong Sở Y tế TP.HCM vừa có kết luận về nguyên nhân 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện thẩm ... |