e magazine
Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng lợi ích của chuyển đổi số

16:19 | 16/09/2023

Đó là quan điểm của nhiều đại biểu Nghị sĩ đến từ nghị viện các quốc gia trong phần trình bày tham luận tại phiên thảo luận chuyển đổi số cũng như trong phần trả lời phỏng vấn của phóng viên tạp chí Thời Đại.

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Đó là quan điểm của nhiều đại biểu Nghị sĩ đến từ nghị viện các quốc gia trong phần trình bày tham luận tại phiên thảo luận chuyển đổi số cũng như trong phần trả lời phỏng vấn của phóng viên tạp chí Thời Đại.

________________

Ông Marius Matijosaitis, nghị sĩ Lithuania:

Cải thiện kỹ năng số cho người già, người thu nhập thấp

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Lithuania tập trung cải thiện kỹ năng số cho nhóm người dễ bị tổn thương như người già, người có thu nhập thấp, người có trình độ công nghệ số thấp.

Tại Lithuania, 68% dịch vụ công được thực hiện online. Chúng tôi mở cửa thư viện, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học... cho người già, người không có thiết bị số để họ được tiếp cận các dịch vụ số.

Chúng tôi đã xây dựng Cổng Chính phủ số, trong đó người dân chỉ cần truy cập 1 đường link để sử dụng hơn 350 dịch vụ. Lithuania cũng cung cấp dịch vụ "e-resident status" (tình trạng cư trú điện tử) cho phép người nước ngoài đăng ký trở thành nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp thông qua dịch vụ online. Bên cạnh đó, chúng tôi đang thành lập một Đại sứ quán số. Trong trường hợp khủng hoảng, thiên tai, chiến tranh, hầu hết thông tin quan trọng của chính phủ sẽ được bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, Lithuania hỗ trợ cung cấp hỗ trợ sim điện thoại, cung cấp các hệ thống gia đình thông minh, cung cấp thẻ căn cước công dân điện tử ở mức độ cao, cho phép công dân của Cộng hòa Lithuania sử dụng các dịch vụ xuyên biên giới do quốc gia khác cung cấp.

Bà Elaria Samir, nghị sĩ Ai Cập:

Mạng di động được phủ sóng đến nông thôn

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Việc mở rộng tiếp cận mạng di động tại vùng nông thôn tạo điều kiện cho nhiều người tiếp cận với công nghệ số.

Ngân hàng Trung ương Ai Cập cũng được tăng cường kĩ năng số để tạo điều kiện cho cộng đồng dễ bị tổn thương, giúp họ tiếp cận các công nghệ số. Quỹ Ai cập đã tạo điều kiện đào tạo công nghệ số cho trẻ em và những người dễ bị tổn thương.

Ai Cập sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối số, tiếp cận Intenet để giúp người dân dễ tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến.

Bà Ana-Maria CTĂUŢĂ, nghị sĩ Romania:

Cân nhắc vấn đề đạo đức khi ứng dụng AI

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội nhưng lại thiếu vắng những đối thoại về vấn đề đạo đức khi ứng dụng AI. Vì vậy mà mạng xã hội tràn lan tin giả, deep-fake (kỹ thuật kết hợp giữa các thuật toán học sâu và học máy với mục đích tạo ra những video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo chân thực), thông tin sai sự thực, phản động.

Tôi khuyến nghị cần cân nhắc vấn đề đạo đức khi ứng dụng AI, rủi ro tồn tại song song với lợi ích mà công nghệ mang lại.

Về quy định pháp luật, chúng tôi chống lại bạo lực trên không gian mạng bằng cách coi việc đăng tải thông tin cá nhân của ai đó là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn còn những thách thức sau khi thông qua luật: đó là những định kiến về giới và quan điểm khác nhau, gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền phụ nữ và người yếu thế trên không gian mạng.

Vì vậy, cần tiếp tục thay đổi nhận thức trong xã hội để khắc phục những vấn đề nêu trên.

Bà Sandra Gazinkovski, nghị sĩ Slovenia:

Đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian số

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Ưu tiên của Slovenia khi chuyển đổi số là đảm bảo an toàn trên không gian mạng. Chúng tôi tổ chức các buổi tọa đàm, lồng ghép vào chương trình giáo dục phổ thông những nội dung đăng tải trên mạng xã hội và ảnh hưởng của chúng tới thanh thiếu niên.

Slovenia không ngăn cấm nhưng người dùng mạng xã hội phải chú ý đến những gì họ đăng tải. An toàn không gian mạng được đưa vào nội dung học ở trường. Các em được hướng dẫn những nội dung nào được và không được phép đăng tải. Nhà trường cũng mở các buổi hội thảo về an toàn trên không gian mạng cho phụ huynh. Những người lớn tuổi cũng có thể theo dõi các thông tin khuyến cáo trên truyền hình.

Ông Ji Seongho, nghị sĩ Hàn Quốc:

Tạo khuôn khổ pháp lý cho chuyển đổi số

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Quá trình chuyển đổi số phải đối mặt với những thách thức mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa… Hàn Quốc đã thông qua luật về Luật trí thuệ nhân tạo và robot để làm khung khổ cho lĩnh vực này. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, robot, trí tuệ nhân tạo, cần có quy định pháp luật, hợp để giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực này.

Do đó, nghị sĩ trẻ cần linh hoạt hơn áp dụng công nghệ số, xã hội số để có các quy định phù hợp trong luật. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của các nghị sĩ với hiện tại và tương lai.

Ông John Methu, nghị sĩ Kenya:

Nâng cao năng lực số cho thanh niên

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Nâng cao năng lực số là một trong những ưu tiên của Quốc hội Kenya bởi đất nước chúng tôi có dân số trẻ, người dân cần có trình độ kỹ thuật và kiến thức trong lĩnh vực này để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động.

Chúng tôi ưu tiên đẩy mạnh kết nối số đến tầng lớp thấp nhất của xã hội, đến nông thôn để ai cũng có mạng internet với chi phí hợp lý.

Các thiết bị số cũng được đưa đến với mọi người dân để họ có thể áp dụng những kiến thức vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng mang kiến thức số truyền bá vào các cấp tiểu học, trung học cơ sở để học sinh có nền tảng năng lực số.

Từ hội thảo này, chúng tôi hiểu rằng Kenya rất cần những quy định pháp luật về tăng cường năng lực số cho thanh niên và bảo vệ con em mình, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người bị lộ thông tin trên các mạng xã hội.

Qua trải nghiệm triển lãm ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tôi nhận thấy các quy trình hành chính công của Việt Nam hầu hết được chuyển đổi số. Từ các bài học quý của các quốc gia được chia sẻ tại hội thảo, chúng tôi rút kinh nghiệm về bảo mật thông tin; làm thế nào để bảo vệ trẻ em khỏi các nội dung độc hại trên mạng xã hội; làm thế nào để cung cấp thiết bị với giá thành rẻ hơn... Đặc biệt đây là không gian chúng tôi trao đổi các ý tưởng đổi mới sáng tạo để đưa chính sách tới gần hơn với những nhà khởi nghiệp, giúp họ nhận được ngân sách cần thiết để chuyển đổi số.

Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng giá trị của chuyển đổi số

Đặt người dân và doanh nghiệp là trung

tâm của chuyển đổi số

Là quan điểm xuyên suốt của Việt Nam trong những năm qua. Quan điểm này đã nhận được sự tán thành của nhiều nghị sĩ trẻ các nước.

Nghị sĩ Lithuania đánh giá cao Việt Nam vì có nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết thách thức có liên quan đến công nghệ số. Từ năm 2022, Việt Nam triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn quốc với nòng cốt là thanh niên. Trong đó, tập trung vào 5 kỹ năng số cơ bản: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Mua sắm trực tuyến; Thanh toán trực tuyến; Tự bảo vệ mình trên không gian mạng; Sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương.

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ Công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư, trong đó 52/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã. Theo Nghị sĩ Lithuania, Tổ Công nghệ số cộng đồng là mô hình thiết thực để Việt Nam bảo đảm mọi người dân không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình số hóa.

Nghị sĩ Aleksander Prosen Kralj (Slovenia) cho biết: Việt Nam và Slovenia có nhiều điểm tương đồng như tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận nguồn thông tin, tri thức của nhân loại, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, giúp họ trở nên độc lập.

Điểm khác là Việt Nam chuyển đổi số tập trung vào việc tạo ra một nền tảng mới cho doanh nghiệp, doanh nhân quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ… Còn ở Slovenia, quá trình chuyển đổi số và các nền tảng số là nơi mọi người, đặc biệt là giới trẻ thể hiện bản thân.

Thực hiện: Nhóm PV Thời Đại

Nhóm PV Thời Đại

Tin bài liên quan

Chuyển đổi số chợ truyền thống: Bắt đầu từ thanh toán, hướng tới kinh tế số

Chuyển đổi số chợ truyền thống: Bắt đầu từ thanh toán, hướng tới kinh tế số

Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống hướng tới mục tiêu hiện đại hóa hoạt động kinh doanh, giúp tiểu thương hòa nhập vào dòng chảy kinh tế số.
Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 12/6 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đối thoại với đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
MB đón Thủ tướng tham quan không gian công nghệ tại Sự kiện Chuyển đổi số 2025

MB đón Thủ tướng tham quan không gian công nghệ tại Sự kiện Chuyển đổi số 2025

Tại Hà Nội, ngày 29/05/2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với chủ đề "Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới".

Tin mới

Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu, thực hiện '3 tăng tốc'

Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu, thực hiện '3 tăng tốc'

Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu "3 tăng tốc" để huy động tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 11-12% so với năm 2024, giải ngân 100% vốn đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm từ 8% và hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, xây dựng ít nhất 100.000 căn nhà ở xã hội.
Gánh một nửa GDP, kinh tế tư nhân vẫn chỉ là “kép phụ”

Gánh một nửa GDP, kinh tế tư nhân vẫn chỉ là “kép phụ”

Với hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, khu vực tư nhân đóng góp khoảng 50% vào GDP, tạo ra hơn 80% việc làm và là động lực thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.

Tin khác

Quảng Ninh đón 12,1 triệu lượt du khách trong 6 tháng

Quảng Ninh đón 12,1 triệu lượt du khách trong 6 tháng

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 6 tháng năm 2025, ngành Du lịch Quảng Ninh đón khoảng 12,1 triệu lượt du khách, đạt 116% so với cùng kỳ 2024, đạt 112% chỉ tiêu so với kịch bản tăng trưởng.
Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Ngày 02/7, tại Đắk Lắk, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê - một sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm: Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Sáng 02/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị.
Nghệ An: Đảm bảo vận hành thông suốt mô hình chính quyền 2 cấp

Nghệ An: Đảm bảo vận hành thông suốt mô hình chính quyền 2 cấp

Ngày 1/7, tại phiên họp thường kỳ tháng 6, UBND tỉnh Nghệ An đánh giá kinh tế 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Tỉnh quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 10,5% và bảo đảm mô hình chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt.
Phiên bản di động