Người chuyển giới bị xem là "nỗi xấu hổ" ở Trung Quốc
Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về cuộc đời của Chao Xiaomi - một trong những người chuyển giới công khai hiếm hoi ở Trung Quốc.
“Vì sao sinh ra là một người đàn ông lại khiến bạn bất hạnh?”
Suy nghĩ một lúc, Chao Xiaomi trả lời: “Bởi vì để sống như một người đàn ông có nghĩa tôi phải uống nhiều rượu hơn, mạnh mẽ hơn, có bạn gái, chơi bóng bầu dục… tất cả những thứ được cho là nam tính”.
Ở một đất nước mà vấn đề chuyển giới bị xem là nghịch lý như Trung Quốc, những người muốn đi tìm lại giới tính thật thường sống thu mình trong vỏ ốc. Họ ngại lên tiếng, ngại đấu tranh cho chính bản thân.
Tuy nhiên, Chao, một người chuyển giới nữ (từ nam sang nữ), không muốn sống theo cách đó. Cô là người hiếm hoi dám tháo lớp vỏ xuống để công khai sống với con người thật của mình.
“Tôi thích được gọi là ‘cô’”, Chao đề nghị trước cuộc nói chuyện.
Chao Xiaomi sinh ra ở phía bắc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong những người chuyển giới hiếm hoi dám công khai giới tính thật ở đất nước tỷ dân. |
Gia đình quay lưng, xã hội chối bỏ
40 năm trước, Chao Xiaomi (Xiaomi có nghĩa là hạt gạo nhỏ) được sinh ra ở phía bắc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Dù trong giấy khai sinh Chao mang giới tính nam, cô đã sớm nhận ra mình chẳng hề có điểm chung với những đứa con trai khác.
Xấu hổ vì con luôn cư xử nhẹ nhàng, yếu đuối, cha mẹ Chao ép cô chơi với bạn nam và tham gia các lớp bóng đá, bóng rổ.
Đến tuổi học đại học, Chao bị cha mẹ ép học Công nghệ thông tin. Không có hứng thú với ngành học này, năm 2016, cô bỏ nhà đến Thượng Hải và bắt đầu làm việc tại công ty linh kiện điện tử. Ba năm sau, cô chuyển đến Bắc Kinh.
“Lúc đó tôi 25 tuổi và nghĩ đã đến lúc phải là chính mình. Sau khi đến thủ đô, tôi cuối cùng cũng có can đảm để mặc quần áo phụ nữ”, cô nói.
Ở tuổi 25, Chao quyết định tìm lại giới tính thật của mình. |
Dù quan hệ đồng giới được hợp pháp hóa từ năm 1997 và đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh tâm thần vào năm 2001, cộng đồng LGBT vẫn chịu sự phân biệt đối xử trong xã hội Trung Quốc.
Tháng 3/2019, Trung Quốc thông qua năm khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc về quyền của cộng đồng LGBT.
Dù đây được coi là bước tiến đáng kể, Ying Xin, giám đốc điều hành của Trung tâm LGBT Bắc Kinh, vẫn tỏ ra nghi ngại.
“Việc thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, trường học và nơi làm việc vẫn là một câu hỏi lớn. Những người chuyển giới thường phải vật lộn với các vấn đề về sức khỏe tâm thần”, bà Ying nói.
Trung tâm không có số liệu thống kê về số người chuyển giới ở Trung Quốc và cũng không có ước tính chính thức nào. Nhưng một báo cáo năm 2014 của Asia Catalyst, một tổ chức phi chính phủ nhằm thúc đẩy quyền của các cộng đồng bị thiệt thòi, ước tính có khoảng 4 triệu người chuyển giới tại đất nước tỷ dân.
Hành trình bước ra ánh sáng
Chao nói rằng có những ngày cô cảm thấy cơ thể mình bất ổn. Tuy nhiên, Chao không muốn trải qua thêm bất kỳ cuộc phẫu thuật nào nữa và cũng không nuôi hy vọng có con.
“Tôi đã thử trị liệu trong một thời gian, nhưng các bác sĩ không hiểu tôi. Nó chỉ lãng phí tiền của mà thôi”, Chao nói.
Chao từng nhiều lần bị bắt nạt, bêu xấu ở chốn công cộng. Cô nhớ một lần bị bảo vệ của một trung tâm mua sắm giữ lại vì sử dụng nhà vệ sinh nữ.
Không buồn hay tủi, cô chỉ thấy tiếc cho chính những người từng kỳ thị mình.
“Họ không biết gì hơn thế. Và theo tôi, đó chẳng còn là vấn đề của họ mà là vấn đề của cả đất nước này. Chúng ta thiếu giáo dục về các vấn đề LGBT”, cô cho biết.
Nhà vệ sinh dành cho mọi giới tại một quán cà phê ở Bắc Kinh. |
Ước mơ lớn nhất của Chao là thành lập một hiệp hội với mục tiêu giáo dục cộng đồng về vấn đề chuyển giới và giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống cô bước ra ánh sáng.
"Ở các thành phố lớn, mọi người cởi mở hơn khi nói đến người chuyển giới. Vì vậy, tôi muốn tiếp cận các khu vực nhỏ, hẻo lánh trước", người phụ nữ ngoài 40 tuổi nói.
Mối quan hệ của Chao với gia đình vẫn căng thẳng.
Mỗi chuyến thăm quê vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm là một kí ức không mấy vui vẻ khi dần dà người thân, họ hàng quay lưng, làm ngơ với cô.
Nhiều Chao thấy mình bất lực. Cô phải cố giấu giếm bản thân trong chiếc quần jean và áo hoodie thùng thình. Nhưng có hai điều cô không muốn từ bỏ: gia đình và hy vọng được thừa nhận.
Chao đang ấp ủ một kế hoạch lớn. Cô dự định đưa cha mẹ đến Bắc Kinh và thuyết phục họ chấp nhận con người thật của cô.
"Nếu không thành công, tất nhiên tôi sẽ rất thất vọng. Nhưng tôi đã nhận ra rằng làm cho cộng đồng hạnh phúc cuối cùng vẫn quan trọng hơn là làm cho gia đình tôi hạnh phúc", Chao nói.
10 mỹ nhân chuyển giới đẹp nhất Thái Lan Dưới đây là danh sách 10 mỹ nhân chuyển giới xinh đẹp nhất "xứ sở chùa Vàng" được bình chọn dựa trên các yếu tố như: Ngoại ... |
Câu chuyện cảm động đằng sau cô nàng chuyển giới khuyết tật hạnh phúc Một người khuyết tật bẩm sinh được sinh ra dưới hình hài của người đàn ông, nhưng mang trong mình tâm hồn phụ nữ đã ... |
Những cuộc tình trái ngang của mỹ nhân chuyển giới kế vị Hương Giang Idol Nhắc về chuyện tình cảm, Đỗ Nhật Hà (người kế nhiệm Hương Giang dự thi Hoa hậu Chuyển giới quốc tế) kể, năm học lớp ... |
Đỗ Nhật Hà: Bạn trai sốc và chia tay khi biết tôi là người chuyển giới Trong chương trình Come out tập 29, quán quân The Tiffany Việt Nam Đỗ Nhật Hà đã có những chia sẻ bất ngờ về hành ... |
"Dở khóc dở cười" chuyện người đẹp chuyển giới trong kì khám nghĩa vụ quân sự ở Thái Lan Cứ vào đầu tháng 4 hàng năm, khi Thái Lan tiến hành tuyển nghĩa vụ quân sự là cộng đồng quốc tế lại một lần ... |
Người chuyển giới ở Nhật Bản, họ muốn được coi là những người bệnh! Lý do đằng sau điều tưởng chừng khó tin và ngược đời này là quy chuẩn pháp luật và xã hội khắt khe đối với ... |