Nghệ thuật tạo ảnh hưởng trước nhà tuyển dụng
3 điều tuyệt đối không bao giờ nói với nhà tuyển dụng
Khi tham gia bất kỳ một buổi phỏng vấn nào hầu hết chúng ta cũng phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, ... |
5 mẹo định dạng hồ sơ xin việc đúng chuẩn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
Tạo một sơ yếu lý lịch ấn tượng và hiệu quả không chỉ dễ đọc và dễ hiểu, mà còn phải hấp dẫn về mặt ... |
Xây dựng “nền móng”
Một căn nhà chỉ thật sự chắc chắn nếu có nền móng vững chắc. Trong việc tạo ảnh hưởng đến nhà tuyển dụng cũng vậy, điều này sẽ giúp cho mọi việc trong tương lai của bạn tại công ty đang ứng tuyển trở nên dễ dàng và nhiều khả năng thành công hơn. Vì vậy hãy xây dựng “nền móng” từ một thái độ thân thiện, luôn nở nụ cười, biết cách lắng nghe lời góp ý, sẵn sàng bày tỏ quan điểm cá nhân một cách khéo léo. Hoặc bạn có thể bắt đầu bằng việc bạn nhớ tên và chức vụ nhà tuyển dụng, cũng như gọi tên họ. Ví dụ bạn có thể mở đầu câu trả lời bằng “Vâng, trước hết em cũng xin cảm ơn Quý công ty cũng như anh A/ chị B đã dành thời gian gặp em…”, hay “Hy vọng sẽ còn gặp lại anh A/ chị B không chỉ là một người sếp, mà còn là tiền bối để em học hỏi những điều hữu ích trong công việc…”. Những câu nói này không phải là nịnh bợ mà là cách giao tiếp để tạo ấn tượng đẹp và tạo thiện chí với người phỏng vấn, mang lại cho cả hai bên một bầu không khí dễ chịu.
Nhìn nhận vấn đề theo cách riêng
Nếu bạn không có gì nổi bật, “ngang ngang” những ứng viên khác thì khả năng được nhận vào công ty sẽ rất khó dù bạn đang tìm việc làm tại Đồng Nai, Bình Dương hay TPHCM. Vì vậy để thể hiện kỹ năng tạo ảnh hưởng thì hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng việc nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của bạn bằng việc trình bày một cách logic và cảm xúc nhất. Chẳng hạn, bạn đang có ý tưởng về việc quảng cáo kênh truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bị lạm dụng, hãy khai thác sâu vào một vấn đề bằng cách kể về câu chuyện có thật, tác động trực tiếp đến cảm xúc người nghe. Cùng với đó đưa ra những con số đáng báo động về tình trạng này. Việc trình bày theo logic và cảm xúc chính là cách bạn thực hiện “chiến thuật” ảnh hưởng của mình thông qua thông tin, thông qua cảm xúc và thông qua chuyên môn. Nếu như kết hợp được tất cả điều này thì cơ hội chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng là rất lớn và cơ hội thành công sẽ rất cao.
Củng cố niềm tin bằng tính khả thi
Nhìn nhận vấn đề theo cách riêng là một việc, nhưng để ảnh hưởng đến suy nghĩ của người khác không phải là điều đơn giản. Mà bản thân bạn phải chứng minh những ý tưởng của mình đưa ra là khả thi, đáp ứng được yêu cầu hiện thực. Đừng ngại thể hiện lòng nhiệt huyết, cùng quyết tâm cao độ khi thực hiện những ý tưởng trên để chinh phục nhà tuyển dụng. Chính cách thể hiện của bạn cũng là động lực để nhà tuyển dụng sẵn sàng cùng bạn trải qua hành trình thú vị sắp tới.
Biết cách dẫn dắt và truyền cảm hứng
Có người từng nói, người ta không thể truyền cảm hứng cho ai khác nếu họ không truyền cảm hứng cho chính bản thân họ. Sự đam mê, lòng nhiệt huyết chính là năng lượng tích cực lan truyền đến mọi người xung quanh, cũng là “chìa khóa” quan trọng để thuyết phục đối phương. Nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận ra bạn chính là “nguồn năng lượng sống vô tận” có thể gắn kết mọi người – là yếu tố quan trọng tạo ảnh hưởng đến đồng nghiệp, khách hàng và những người xung quanh.
Kiểm soát cảm xúc của bản thân
Cảm xúc mang cái “tôi” như giận dữ, cáu gắt hay buồn chán đều sẽ không giải quyết được việc gì. Không chỉ khiến đối phương giận dữ, cáu gắt theo mà họ còn đánh giá bạn là người có tính cách khá nông nổi. Không chỉ vậy chính những cảm xúc đó sẽ khiến bạn có những thái độ tiêu cực, mang đến những hậu quả đáng tiếc về sau. Ví dụ trong trường hợp đàm phán về mức lương, nhà tuyển dụng cố tình o ép, tỏ vẻ coi thường vì mức lương mong muốn cao so với kinh nghiệm bạn đang có. Lúc đó đừng quá khó chịu mà hãy bình tĩnh, xin một vài phút suy nghĩ để đưa ra những lý lẽ vì sao bạn tự tin với mức lương đang đề ra. Lúc đó chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khác về bạn.
Sự thành công của bạn trong quá trình tìm việc phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng. Kỹ năng này rất có giá trị, nhưng không phải ai cũng dễ dàng có được. Việc đơn giản nhất lúc này chính là biết lắng nghe, thấu hiểu, thể hiện khát vọng đưa ước muốn trở thành lợi ích chung của bản thân và doanh nghiệp. Khi nắm được những yếu tố cốt lõi này thì chắc chắn bạn sẽ đạt được nhiều thành công lớn, trở thành nhân tài được các nhà tuyển dụng săn đón.
Chi phí tuyển dụng đang trở thành gánh nặng lớn cho doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo luôn mong muốn chi phí tuyển dụng thấp và tuyển được nhân tài. Tuy nhiên, trước thực trạng “chảy ... |
Khẩu vị tuyển dụng thích kẻ thất bại của NASA và bài học cho những nhà khởi nghiệp muốn bỏ cuộc
Trong quan niệm của những nhân viên NASA, biến điều không thể thành có thể không phải là suy nghĩ hoang tưởng, đó chỉ là ... |
Cẩn trọng trước các thông tin tuyển dụng đi xuất khẩu lao động sang Singapore với mức lương cao
TĐO - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cảnh báo: người lao động cần tìm ... |