Nghề dệt thổ cẩm ở Pơ Ninh, xã Lăng, Quảng Nam: Cần cơ chế riêng để bảo tồn
Được mẹ, bà nội dạy dệt từ năm 16 tuổi, chị A. Bing Nhân (sinh năm 1981) thôn Na, xã Lăng là một trong những phụ nữ dệt giỏi trong vùng. Hàng ngày, sau thời gian lên nương làm rẫy, thời gian rảnh chị sẽ dệt vải. Với loại vải thô, không có họa tiết trang trí, chị chỉ mất buổi sáng là có thể hoàn thành 1 m vải. Đối với các loại vải có đính cườm, tạo hoa văn truyền thống hình bông hoa, hàng rào, hình tròn, hình vuông… thì thời gian sẽ lâu hơn, cùng thời gian chỉ được chừng 20cm.
Phụ nữ thôn Pơ Ninh, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam với nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm. |
“Những tấm vải này chúng tôi may quần áo cho mọi người trong gia đình, làm quà tặng cho khách, tặng bà con trong thôn dịp lễ, đôi khi có khách dưới đồng bằng lên bán hàng, khách du lịch thì cũng bán được 2 triệu đồng/bộ”, chị A. Bhling Nhân cho biết.
Ở tuổi 26, A Lăng Thị Dung (dân tộc Cơ Tu) là một trong những người trẻ nhất thôn Pơ Ninh trong nhóm dệt vải. Vì yêu thích nghề truyền thống, Dung được mẹ, được bà dạy dệt. Dung chia sẻ: Em thường mặc đồ truyền thống của người Cơ Tu vào những dịp lễ, tết, khi nhà có khách quý đến thăm. Em mong rằng, mình sẽ là người thợ dệt giỏi để thổ cẩm của người Cơ tu được nhiều người biết tới”.
“Trang phục này là trang phục của người Cơ Tu từ xa xưa rồi, không thể bỏ được, cần phải giữ để con cháu còn biết, hiểu. Tôi mong phát triển du lịch vùng đất nước này để ai cũng biết, ai cũng thích thổ cẩm Cơ Tu. Để người Cơ Tu không thất truyền nghề dệt thổ cẩm”. Đó là mong ước của bà Bhling Thị Tư (63 tuổi), người dạy dệt thổ cẩm cho phụ nữ Cơ Tu. Bà Tư là người đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề dệt thổ cẩm. Bà biết dệt từ năm 25 tuổi. Trước đây, bà là người được lãnh đạo huyện Tây Giang mời dạy dệt cho người dân trong vùng.
Chị A Bing Thị Ngọc đang thêu hạt cườm trên nền vải thổ cẩm. |
Nói về nghề dệt thổ cẩm tại thôn Pơ Ninh, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, anh BhLing Phát - trưởng thôn Pơ Ninh cho biết: Làng nghề truyền thống hiện tại của thôn bao gồm: đan lát, thổ cẩm, phù điêu, điêu khắc... Tuy nhiên, ở đây mới duy trì được nghề dệt thổ cẩm và đan lát. Riêng về dệt thổ cẩm hiện nay có khoảng 40 hộ biết dệt, tham gia dệt. Tuy nhiên họ chưa tập trung vào nghề dệt vì ở đây chưa thành lập được làng nghề dệt thổ cẩm thực sự. Dù trước đó có công nhận làng nghề nhưng mức đầu tư vẫn chưa bảo đảm, chưa phù hợp với đời sống người dân. Hiện, người dân tự dệt ở nhà. Điều đáng mừng ở đây là có sự chuyển giao thế hệ, người tham gia dệt đã được trẻ hóa, có những người trẻ tham gia gìn giữ nghề.
Về chính sách để bảo tồn giữ gìn làng nghề truyền thống đã có nhưng triển khai, thực hiện chưa đồng bộ. Phòng kinh tế hạ tầng thôn có hỗ trợ dụng cụ dệt gồm chỉ và một số máy may phục vụ cho nhu cầu may đồ. Tuy nhiên do chưa thành hàng hóa thương mại nên chủ yếu phục vụ nhu cầu bà con trước mắt, chưa mang laij hiệu quả kinh tế cho người đồng bào.
“Mặc dù giữ được nghề nhưng đa phần giới trẻ không mặn mà với làng nghề truyền thống nên tôi muốn có cơ chế riêng để bảo tồn. Những người đang giữ nghề mong muốn nhà nước có cơ chế hỗ trợ để họ vừa giữ nghề nhưng vẫn sống được với nghề. Những chính sách, văn bản đầu tư nên sớm đi vào đời sống”.
Thổ cẩm ở Pơ Ninh được làm hoàn toàn thủ công và khép kín, từ các nguyên liệu bông, gai, đay, xe sợi, nhuộm, dệt vải, tạo hoa văn, tra cườm, thêu… cho đến công đoạn may thành sản phẩm. Các khung dệt cũng được làm hết sức thô sơ, chỉ từ những thanh tre, nứa… Muốn dệt nên một chuỗi hoa văn cườm, người thợ phải cắt sợi ngang rồi chèn các hạt cườm vào, tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người mà thêm hay bớt hạt cho phù hợp. |
Người Nam Trà My (Quảng Nam) tự hào mang họ Bác Hồ Hồ Văn Ny, Hồ Văn Huân, Hồ Thị Hoàng, Hồ Văn Nái… dù là gái hay trai, dù là người nông dân làm rẫy hay người chiến sĩ cách mạng, dù người già hay trẻ… họ đều lấy họ “Hồ” trong tên Bác Hồ Chí Minh làm họ của mình. Với họ, đó là niềm tự hào và trân trọng thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của người Co, Ca Dong, Xê Đăng, Bh’noong … ở vùng Nam Trà My đối với Bác. |
Núi Thành, Quảng Nam: Người già đi biển “Ngư trường cạn kiệt, chi phí mỗi chuyến ra khơi tăng cao… dẫn đến thu nhập của lao động đánh bắt, khai thác biển không cao. Điều này làm nghề biển không thu hút được người trẻ, chỉ còn những người ở độ tuổi từ 35 tới 60 bám tàu, bám biển”. Đó là tâm sự của nhiều người đi biển ở làng cá xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. |