Nghệ An chi hơn 13 tỷ đồng hỗ trợ chủ tàu cá vượt khó vươn khơi
Nhật Nguyệt (t/h) 03/07/2022 06:12 | Nhịp sống biển đảo
Ngư dân Nguyễn Văn Hùng, trú tại phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chia sẻ: "2 tháng trở lại đây, giá dầu tăng mạnh khiến cho chủ tàu như chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Giá dầu tăng, kéo theo nhiều dịch vụ khác tăng theo khiến mỗi chuyến tàu đi, giỏi lắm là hòa vốn chứ đừng nói đến chuyện lãi. Những ngày gần đây, tôi không ra khơi nữa, các bạn tàu tôi cho nghỉ, chờ khi nào giá xăng dầu giảm mới dám ra khơi".
![]() |
Tàu thuyền ra khơi nhưng chỉ đánh bắt được những loại cá nhỏ, không có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Cảnh Thắng/danviet.vn |
Ngư dân Nguyễn Kim Cương (xã Nghi Thiết) cho hay: "Giá xăng dầu tăng cao như vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá dầu cho bà con trong quá trình đánh bắt. Đối với tàu đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP cần có phương án gia hạn nợ cho ngư dân".
Quỳnh Lưu là địa phương có số lượng tàu thuyền nhiều, ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Toàn huyện đang có gần 1.200 tàu cá, trong đó có khoảng 700 tàu dài hơn 15m chuyên đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, hiện nay số lượng tàu và lực lượng lao động biển tại địa phương đang có xu hướng giảm. Nhiều lao động trẻ chuyển đổi ngành nghề hoặc đi xuất khẩu lao động do có thu nhập ổn định hơn.
![]() |
Tàu thuyền nằm bờ ở cảng Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) - Ảnh: Phạm Tâm/giaoducthoidai.vn |
“Đầu năm, chi phí từ xăng dầu, vật dụng mỗi chuyến biển tăng trong khi sản lượng, giá trị hải sản càng giảm nên các chủ tàu chưa ra khơi vì sợ lỗ. Đội tàu xa bờ của ngư dân các xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Tiến Thủy, Sơn Hải... vẫn chưa thể xuất bến khai thác đầu năm do thời tiết không thuận lợi, phần nữa do giá xăng dầu tăng cao”, ông Dinh nói.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho hay: "Từ trước đến nay, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản, tuy nhiên từ đầu năm 2022 đến nay giá nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân. Ngoài ra, còn một số vấn đề còn bất cập ở cảng cá, tỷ lệ tàu 67 hoạt động kém hiệu quả cao, gây áp lực cho chủ tàu".
![]() |
Ngoài các chi phí như lương cho công nhân, đá lạnh, ăn uống… thì tiền nhiên liệu chiếm 70% chi phí của mỗi chuyến biển. Bên cạnh đó, do mức thu nhập không ổn định, công việc đi biển vất vả nên nhiều người dân địa phương đã không còn mặn mà với biển - Ảnh: Phạm Tâm/giaoducthoidai.vn |
Từ thực tế này, ông Hiếu yêu cầu, Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An phối hợp với chính quyền các cấp tiếp tục tuyên truyền pháp luật đến bà con ngư dân thực hiện một cách nghiêm túc Luật Thủy sản 2017. Chủ trì làm việc với các ngân hàng thương mại làm việc với các chủ tàu để phân loại, có hướng giải quyết cụ thể đối với tàu 67. Xây dựng lộ trình để điều chỉnh đội tàu khai thác hợp lý trên biển và có chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở NNPTNT hỗ trợ ngư dân là chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên, có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy phép khai thác thủy sản còn hạn theo quy định, với định mức hỗ trợ 20.000 đồng/CV, tổng kinh phí dự kiến hơn 13 tỷ đồng.
Theo Sở NN&PTNT Nghệ An, toàn tỉnh có 3.422 tàu (có 1.170 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên), trong đó nghề lưới rê 1.621 tàu, nghề lưới chụp 589 tàu, nghề lưới vây, nghề lưới kéo 704 tàu, nghề khác 348 tàu...Nghề đánh bắt cá thu hút khoảng 17.014 lao động trực tiếp trên tàu. Tổng sản lượng khai thác hải sản ước tính 6 tháng đầu năm 2022 của Nghệ An đạt gần 101.000 tấn, bằng 55% so với kế hoạch năm, bằng 105,36% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị ước đạt 2.000 tỷ đồng. |
Đáng chú ý
Viettel là doanh nghiệp Việt Nam thành công nhất tại IBA Stevie Awards 2022 với 17 giải thưởng


Việt Nam bàn về các ưu tiên quốc gia với tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc

Bốn đề xuất thúc đẩy giao lưu hữu nghị, hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Trung Quốc
Bài viết mới
Thái Bình: Nhiều chuyển biến trong khắc phục 'thẻ vàng' IUU

Đảo Cô Tô: Thí điểm không mang chai nhựa, túi nylon từ 1/9

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |