Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
07:19 | 12/02/2021 GMT+7

Ngày xuân nói chuyện phỗng

aa
Tóc búi, mắt to, miệng rộng, bụng ỏng, dáng quỳ, tay chắp trước ngực… Dáng ông Phỗng từ ngàn xưa là như thế. Nhưng trong chi tiết, mỗi ông lại có nét khác biệt về tạo hình lẫn tâm tình người xưa gửi gắm.
Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét, mưa lớn nhiều nơi Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét, mưa lớn nhiều nơi
Căn cứ “Không lực Một” bị đột nhập ngay trước ngày ông Biden bay chuyến đầu tiên Căn cứ “Không lực Một” bị đột nhập ngay trước ngày ông Biden bay chuyến đầu tiên

Trong giới cổ ngoạn, lượng người chơi Phỗng không nhiều, bởi dòng hiện vật này khá hiếm, săn tìm được một ông Phỗng đã là quý, có duyên với dáng hình cùng chi tiết hiếm gặp trên đó lại càng trân quý hơn.

Hình tượng ông Phỗng nói chung có phận bề tôi, làm kẻ hầu hạ ở nơi thờ tự như đình miếu hoặc trong các tư dinh cao sang, quyền quý.

Ngày xuân nói chuyện phỗng

Ngày xuân nói chuyện phỗng
Phỗng với dáng quỳ trong tư thế hầu hạ của phận bề tôi.

Tôi là ông Phỗng

Ông Phỗng đề cập ở đây chừng 20cm, có đóng chữ Phỗng nổi ở tay trước và vai sau. Ông Phỗng được tác tạo từ gốm, thuộc dòng men lục có niên đại thời Lê Trung Hưng (1533-1789). Từ thời Lý, dòng men này là dị biệt trong bản đồ men thuốc gốm cổ Đại Việt. Bẵng đi trường đoạn phát triển của gốm hoa nâu, gốm hoa lam, gốm men lam xám… đến thời Lê Trung Hưng, gốm men lục hồi sinh. Hiện vật ông Phỗng ở đây là một ví dụ về dòng men lục của thời kỳ này.

Ngày xuân nói chuyện phỗng
Mô hình tượng phỗng đều có nét biểu cảm khác lạ.

Lục Lê khác hẳn với lục Lý ở độ trong, tươi, men trông ướt và dịu hơn, cảm giác thô ráp không còn, nước men sâu, bóng. Nhìn trên dáng Phỗng, men lục được chấm phá rất duyên, từ mái tóc chảy tràn như vô tình qua sống lưng, kéo đến phần hông. Mặt trước của Phỗng, men lục được điểm nhẹ một lớp mỏng ở phần tay chắp, nối lại bằng chữ Phỗng đắp nổi rõ nét.

Các ông Phỗng gốm từ thời Lý đến cận thời Nguyễn có dáng hình đủ kiểu, đủ kích cỡ, sắc men cũng đa dạng, duy chữ Phỗng rõ trên hiện vật lại không nhiều.

Ông Phỗng ở đây không chỉ độc đáo bởi dáng, men, chữ Phỗng, mà thần sắc cũng đặc biệt. Hiện vật tuy bị thời gian bào mòn nhưng chỉ vài đường nét ánh mắt, khóe môi, đủ thấy Phỗng rất nghiêm cẩn, thuần phục trước minh chủ.

Phỗng chốn cao sang

Ông Phỗng vốn là kẻ hầu hạ chốn thờ tự, thường trong dáng khom người, chân quỳ, tay trước ngực đang chầu, hay dâng hoa, đèn, nến… Trong số tượng Phỗng cổ còn lưu lại ở các chùa, đình, đền ngoài điểm dễ nhận là cái bụng phệ, trang phục Phỗng cũng rất kiệm, thậm chí là tối giản, thường chỉ có dải yếm là nổi bật.

Ngày xuân nói chuyện phỗng
Ngày xuân nói chuyện phỗng
Phỗng gốm men lục thời Lê Trung Hưng với chữ Phỗng nổi trên tay chắp trước ngực.

Thế nhưng trong bộ sưu tập ông Phỗng của nhà sưu tập Trần Nguyên Huy (Hà Nội) lại có hình tượng ông Phỗng chất liệu gốm trắng ngà, niên đại ước tính thời Trần (1225-1400) hoặc Lê sơ (1428-1527) lại mặc Vân Kiên (áo choàng vai mây) trang hoàng tinh tế, rất hiếm gặp trên hiện vật Phỗng cùng niên đại.

Dựa trên các tư liệu về áo choàng vai mây trong trang phục người Việt xưa, có thể thấy Vân Kiên xuất hiện chủ yếu ở 2 mảng chính: trong tranh thờ và trong trang phục các bậc quyền quý.

Vân Kiên du nhập vào đất Việt theo Đạo giáo, nhìn chung có nhiều nét tương đồng với Vân Kiên các nước. Riêng hình tượng Phỗng mặc Vân Kiên nói trên có sự khác biệt với chi tiết trang trí thuần Việt, là hình tượng Nghê thể hiện đăng đối trên vai áo. Kẻ hầu mà diện Vân Kiên chắc hẳn phải ở chốn quyền quý. Thần thái của ông Phỗng này với gương mặt, các chi tiết tỉa tót của râu, tóc, lông mày, ria mép, xoắn ốc búi tóc, cùng trang phục Vân Kiên nổi bật, xứng là một “báu vật” từ người xưa.

Phỗng và hội nhập

Phỗng là hình ảnh gắn liền với tín ngưỡng dân gian người Việt từ thời cổ. Trong muôn vàn hình tượng cổ còn lưu lại thì ông Phỗng đeo thập tự giá của nhà sưu tập Vũ Sỹ Lợi (Hải Dương) là một cái đặc biệt, cho thấy sự hòa nhập thú vị của Ki-tô giáo vào tín ngưỡng dân gian.

Ngày xuân nói chuyện phỗng
Phỗng mặc áo vai mây trang trí hình Nghê - linh vật thuần Việt.
Ngày xuân nói chuyện phỗng
Vẻ đẹp trong chi tiết trang trí trên ông Phỗng mặc áo vai mây.

Ông Phỗng này được xác định có ở thời Lê Trung Hưng (1533-1789), giai đoạn các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam. Giai đoạn ông Phỗng này ra đời gặp nhiều cản trở, rất nhiều lệnh cấm do các vua - chúa ban hành nhằm loại trừ tín ngưỡng ngoại lai, như thời chúa Trịnh Tráng (1627-1658).

Ở một góc độ khác, việc hình tượng dân gian quen thuộc với người bản địa như ông Phỗng đeo cây thập tự hẳn gợi ra nhiều điều. Vốn ở nơi thờ tự là đình, chùa, nay mang cây thánh giá nghĩa là Phỗng có thể đã tiếp nhận một tôn giáo mới để thờ phượng, kính tin.

Một lý giải khác cho hình tượng ông Phỗng với cây thập tự là lúc đương thời, thợ chế tác gốm được gieo niềm tin Ki-tô nên biểu hiện niềm tin của mình vào sản phẩm thường ngày làm cho đình, chùa. Việc tác tạo một ông Phỗng đeo thập tự cho thấy sự lan tỏa thú vị của Công giáo vào đời sống tín ngưỡng dân gian.

Chỉ một hiện vật của người xưa, hữu hình - vô ngôn, lại diễn tả thật nhiều điều để hậu thế thỏa chí khám phá, trân trọng những giá trị của tiền nhân.

Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét, mưa lớn nhiều nơi Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét, mưa lớn nhiều nơi
Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét với nền nhiệt dao động từ 11-18 độ C. Trung Bộ tiếp tục có mưa nhiều nơi.
Căn cứ “Không lực Một” bị đột nhập ngay trước ngày ông Biden bay chuyến đầu tiên Căn cứ “Không lực Một” bị đột nhập ngay trước ngày ông Biden bay chuyến đầu tiên
Lãnh đạo Không quân Mỹ đã yêu cầu điều tra vụ việc xảy ra ngày 4/2 này, đồng thời kiểm tra lại giao thức an ninh của các căn cứ quân sự thuộc lực lượng này trên toàn thế giới.
Hải Phòng nới lỏng quy định người ra vào thành phố ngay sát Tết Hải Phòng nới lỏng quy định người ra vào thành phố ngay sát Tết
Để phù hợp với tình hình thực tế, Hải Phòng đã bỏ quy định yêu cầu người ra vào thành phố phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

Thiên Ý
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phát hành tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”

Phát hành tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.
Công ty Thủy điện Đồng Nai tuyên truyền phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về đảm bảo an toàn hồ đập năm 2024

Công ty Thủy điện Đồng Nai tuyên truyền phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về đảm bảo an toàn hồ đập năm 2024

Chiều ngày 12/11/2024, Công ty Thủy điện Đồng Nai phối hợp cùng với UBND xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị truyền thông phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về đảm bảo an toàn hồ đập năm 2024 đến người dân để hiểu rõ đầy đủ các thông tin khi Nhà máy vận hành điều tiết hồ chứa, vận hành phát điện; các quy định về phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa; các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước và cách phòng, tránh; nâng cao hiệu quả trong công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Hơn 100 hộ dân và cán bộ thôn, xã trên địa bàn đã đến tham dự Hội nghị.
Trẻ em nêu ý kiến về hai vấn đề nóng

Trẻ em nêu ý kiến về hai vấn đề nóng

Sáng ngày 29/9/2024, tại Hội trường Diên Hồng, Toà nhà Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II - năm 2024.

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Vui Tết cổ truyền nước bạn, Hà Nội gắn kết tình hữu nghị bốn phương

Vui Tết cổ truyền nước bạn, Hà Nội gắn kết tình hữu nghị bốn phương

Ngày 26/4 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình “Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á 2025”. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka tổ chức, là dịp để bạn bè quốc tế cùng chia sẻ niềm vui ngày Tết, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc.
Những lá thư chở vận mệnh non sông

Những lá thư chở vận mệnh non sông

Một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc ta là cuộc chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở thế kỷ 20. Diệu kỳ thay chúng ta có thể chiêm ngưỡng điều đó qua những lá thư. Đó là thư viết tay, đánh máy của Tổng Bí thư Lê Duẩn gửi tướng lĩnh, lãnh đạo miền Nam. Thư chuyển những mật lệnh, chỉ thị tối cao, những quan điểm, luận thuyết và cả kỹ chiến thuật chiến đấu. Và thư cũng thấm đẫm tình đồng chí, đồng bào; cũng tha thiết tâm tư một người con nước Việt. Thư đó sau này được in thành tuyển tập “Thư vào Nam” với những giá trị đặc biệt và độc đáo cho hậu thế.
Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Ngày 27/4, tại sân vận động Aino, thành phố Fukuroi, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của cộng đồng người Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại vùng Chubu của Nhật Bản.
“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả chiến tranh, mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế bằng chính sách ngoại giao kiên định nhưng linh hoạt. Như ông Tim Rieser, cố vấn cao cấp của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch nhận định: “Chúng tôi nhận ra rằng phải học cách nói chuyện khác đi, để biến những di sản chiến tranh từng gây oán giận thành cơ hội hợp tác”.
Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Ngày 27/4/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Từ ngày 15/4 đến 2/5 tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Thư viện Vùng 5 Hải quân tổ chức triển lãm, trưng bày và giới thiệu sách với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, đồng thời thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và Quân chủng Hải quân.
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

Ngày 25/4 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn nhằm nâng cao nhận thức người dân trên thế giới về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, phân luồng giao thông tại Hà Nội ra sao?

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, phân luồng giao thông tại Hà Nội ra sao?

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn phân luồng và tổ chức giao thông chi tiết.
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Phiên bản di động