Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
14:10 | 24/01/2020 GMT+7

Ngày mùng 1 Tết nên làm gì để cả năm may mắn, vạn sự như ý?

aa
Người Việt rất coi trọng ngày khởi đầu của năm mới. Theo tục lệ dân gian, mọi người thường sẽ làm những điều sau vào ngày mùng 1 Tết để cả năm may mắn, thuận lợi.
ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y Cúng giao thừa và những việc nhất định phải làm vào ngày 30 Tết
ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y Những lưu ý khi cúng giao thừa năm Canh Tý 2020

Ngày mùng 1 Tết nên làm gì?

Theo quan niệm của người Việt, ngày mùng 1 Tết Nguyên đán không chỉ là ngày khởi đầu của năm mới, mà còn là thời điểm trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi. Được coi là ngày của những điều mới mẻ, người Việt đặt nhiều hy vọng vào ngày mùng 1 Tết, tựu trung đều mong muốn một cuộc sống thuận hòa, gặp nhiều may mắn và phát tài phát lộc. Vì quan niệm coi trọng ngày mùng 1 Tết, nên từ xưa, người Việt rất chú ý tới những việc làm vào ngày này. Dưới đây là những việc nên làm và không nên làm vào ngày đầu năm mới, theo tục lệ dân gian được lưu truyền đến ngày nay.

Đi lễ chùa đầu năm

ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y
Đi lễ chùa đầu năm để cầu an là nét đẹp trong phong tục đón Tết cổ truyền của người Việt.

Vào ngày mùng 1 Tết, nhiều người Việt chọn đền chùa là điểm xuất hành đầu năm mới. Nhiều gia đình, nhóm bạn trẻ đi đón giao thừa, ngắm pháo hoa và sau đó di chuyển đến các ngôi chùa để cầu bình an. Đây là nét đẹp trong phong tục đón Tết ở Việt Nam. Ở các nước châu Á cũng đón Tết Âm lịch như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, người dân cũng có tục lệ lễ chùa đầu năm cầu may mắn.

Chúc Tết đầu năm

Người Việt cũng quan niệm vào ngày đầu năm mới, nói những lời hay ý đẹp thì cả năm mọi chuyện cũng sẽ được mãn nguyện. Vì thế, mọi người cũng dành cho nhau những lời chúc hay và ý nghĩa nhất. Theo tục lệ, con cháu sẽ chúc ông bà, người lớn tuổi sức khỏe dồi dào, người trẻ được chúc giỏi giang, thành đạt và trẻ con được chúc hay ăn chóng lớn.

Mừng tuổi cho mọi người

ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y
Tiền mừng tuổi còn gọi là tiền may mắn.

Tiền mừng tuổi hay còn gọi là đồng tiền may mắn, được đựng trong phong bao màu đỏ - màu tượng trưng cho sự cát tường. Trong phong tục Tết cổ truyền, ngoài dành tặng nhau những lời chúc tốt đẹp, trẻ con và người già thường được mừng tuổi nhiều hơn cả.

Mặc đồ sặc sỡ

Màu sắc được mọi người ưa chuộng vào dịp Tết là màu đỏ. Đây là màu sắc biểu trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Người Việt tin rằng mặc quần áo màu đỏ hoặc các màu sặc sỡ khác là một cách để thu hút sự may mắn và năm mới sắp tới sẽ thuận lợi hơn.

Ngoài ra, vào ngày Tết, mọi người kiêng mặc màu đen và trắng tượng trưng, vì đây là những màu sắc gợi sự tang tóc, điều xui xẻo.

Tinh thần vui vẻ, hay nói hay cười

Vào ngày mùng 1 Tết, mọi người đều vui vẻ phấn khởi chào đón năm mới và nói với nhau những điều tốt đẹp. Vì người xưa quan niệm, nếu cãi cọ, cau có, bất hòa với nhau vào mùng 1 Tết, thì có nghĩa cả năm tới sẽ gặp toàn chuyện bực mình, công việc không thuận lợi, cuộc sống cũng lục đục, không được yên ấm.

Ăn những món may mắn ngày Tết

ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y
Xôi gấc là một trong những món ăn may mắn ngày Tết.

Người Việt thường ăn những món có màu đỏ, hồng vào ngày đầu năm mới với hy vọng cả năm được may mắn, phát tài phát lộc. Ở miền Bắc, mọi người thường ăn xôi gấc, còn ở miền Nam, sẽ ăn canh khổ qua để vượt qua khỏi mọi khó khăn, khổ nạn. Ngoài ra, những loại trái cây có màu sắc đỏ như dưa hấu cũng được coi là món ăn đem lại may mắn vào ngày Tết.

Chọn người xông nhà

Theo quan điểm dân gian của người Việt, người đầu tiên đến xông đất, xông nhà đầu năm mới sẽ ảnh hưởng lớn tới vận mệnh và việc làm ăn của gia đình chủ nhà trong cả năm. Chọn người xông nhà hợp tuổi thì năm đó sẽ đem lại an khang, thịnh vượng cho gia đình.

Kiêng cho lửa, nước

Lửa và nước trong văn hóa của người Việt tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Lửa có màu vàng, màu đỏ, là nguồn năng lượng, của cải, tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng. Nước tượng trưng cho sự sinh sôi và là nguồn tài lộc của mỗi gia đình. Vì thế người Việt kiêng cho lửa, cho nước đầu năm mới vì như vậy gia đình sẽ có nguy cơ làm ăn thất thoát, tài lộc suy giảm.

Tránh quét nhà

Điều kiêng kỵ ngày Tết này có từ thời xa xưa và đến ngày nay vẫn được con cháu thực hiện khá nghiêm túc. Người xưa quan niệm quét nhà vào ngày Tết là sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà, quét tài lộc đi, gia đình năm đó sẽ làm ăn lận đận. Vì thế trong 3 ngày Tết, hầu hết các gia đình không quét nhà, nếu quét thì cũng chỉ để trong nhà chứ không vứt đi. Ở một số thành phố lớn và ở các gia đình hiện đại, quan niệm có thoáng hơn khi họ bắt đầu đổ rác từ ngày mùng 2 Tết, thay vì kiêng đến hết Tết.

Tránh làm đổ vỡ đồ đạc

Không chỉ vào ngày Tết mà vào mọi ngày trong năm, người Việt cũng kiêng đổ vỡ. Đồ vật trong gia đình như gương, bát, đĩa, ly… bị vỡ là điềm báo cho những điều không may mắn. Vì thế dịp Tết Nguyên Đán, mọi người nên cẩn thận để tránh xảy ra điều này.

Tránh vay mượn tiền bạc

Trong quan niệm của người Việt, ngày đầu năm mới là ngày rất quan trọng. Những sự kiện xảy ra trong những ngày đầu năm mới dự báo phần nào về công việc làm ăn có thuận lợi hay khó khăn, gặp may mắn hay xui xẻo. Vào những ngày Tết, người Việt kiêng cho vay mượn tiền bạc, đồ đạc. Đây là quan niệm có từ thời xưa vì người xưa cho rằng điều này sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, nghèo nàn. Ngày đầu xuân là ngày mở cửa để đón lộc vào nhà, nếu cho ai đó vay tiền thì giống như dâng phúc lộc vào tay người khác.

Ngoài ra, người Việt cũng kiêng trả nợ đầu năm vì quan niệm làm như vậy, cả năm mới sẽ nợ nần, túng quẫn và phải đi trả nợ liên tục. Vì thế, mọi người thường cố gắng thu xếp, trả hết các khoản nợ vào cuối năm, để đón năm mới với tâm thế tốt nhất.

ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y 6 món ăn đem lại may mắn đầu năm mới Canh Tý 2020

Người Việt thường ăn những món có màu đỏ, hồng vào ngày đầu năm mới với hy vọng cả năm được may mắn, phát tài ...

ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y Năm 2020, cúng giao thừa vào mấy giờ để cả năm may mắn, thuận lợi?

"Cúng giao thừa vào mấy giờ?" - trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia cho biết lễ cúng giao thừa nên được cử hành ...

ngay mung 1 tet nen lam gi de ca nam may man van su nhu y Mùng 1 Tết nên mặc đồ màu gì để vừa hợp mốt lại may mắn cả năm?

Nhiều người quan niệm việc mặc quần áo theo màu sắc hợp phong thủy trong ngày đầu tiên của năm mới sẽ mang lại may ...

Hải Vân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, Bộ Công an đã phát động đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài, theo Kế hoạch số 370 ban hành ngày 20/6/2025. Chiến dịch được triển khai từ ngày 01/7 đến 19/8/2025 trên toàn quốc.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Tháng 5/2025, 7 phóng viên đến từ 3 cơ quan báo chí Việt Nam là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động