Ngành ngân hàng Mỹ trong tâm bão khủng hoảng niềm tin
Lý do giá vàng có thể lên ngưỡng 3.000USD/ounce dù khủng hoảng ngân hàng hạ nhiệt
Vàng hiện tại đang là một tài sản được ưa chuộng bởi nhiều nhóm nhà đầu tư, đặc biệt khi mà nhiều nước lớn của thế giới như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi đang trong xu thế đa dạng tài sản.
|
Mỹ: Nhóm ngân hàng lớn nhất có phải đóng nhiều tiền để ngăn rủi ro hệ thống?
Nhóm các ngân hàng cho vay nhỏ với ít hơn 10 tỷ USD tài sản sẽ không phải đóng tiền vào quỹ. Hiện tại Mỹ đang có khoảng 4.000 ngân hàng nằm dưới ngưỡng tài sản này, theo số liệu của FDIC.
|
Vụ thâu tóm Ngân hàng First Republic và bán cho JP Morgan Chase đã từng được coi như khoảnh khắc bước ngoặt cho ngành ngân hàng Mỹ, nó giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng niềm tin của hệ thống tài chính, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Thế nhưng rồi, niềm vui kéo dài chỉ được một ngày. Ngày thứ Ba, cổ phiếu của các ngân hàng khu vực giảm sâu trở lại, cổ phiếu của nhiều ngân hàng giảm đến 2 con số. Trong phiên ngày thứ Năm, đã có lúc chỉ số cổ phiếu của các ngân hàng khu vực KBW Nasdaq Regional Banking giảm đến 15% trong tuần trước đó. Riêng phiên ngày thứ Sáu, chỉ số cổ phiếu tăng mạnh và chốt tuần vừa rồi mức giảm còn 8%.
Tại sao điều này lại quan trọng? Nhà đầu tư suy cho cùng không phải người gửi tiền. Việc giá cổ phiếu giảm sâu không ngay lập tức ảnh hưởng đến việc ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ của họ khi thời hạn đến. Cổ phiếu ngân hàng PacWest và Western Alliance chốt lại tuần giảm 43% và 27%. Tuy nhiên, hai ngân hàng này gần đây không ghi nhận đột biến nào về tiền gửi.
Chuyên gia kinh tế Benjamin Graham từng nói rằng thị trường trong dài hạn sẽ phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nó thể hiện cho niềm tin của nhà đầu tư về cái sẽ có thể xảy ra. Giờ đây, nhà đầu tư đang mất niềm tin vào ngân hàng.
Điều xảy ra với Ngân hàng First Republic cho thấy rằng các ngân hàng đặc biệt dễ chịu tổn thương từ việc suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Cơ quan quản lý ngành ngân hàng California đã nói đến việc cổ phiếu First Republic giảm quá sâu như lý do phù hợp để đóng cửa nó. Cơ quan quản lý khẳng định ngân hàng đã không khôi phục được niềm tin thị trường vào mô hình kinh doanh của mình.
Trước đây, người ta từng không nghĩ điều này có thể xảy ra. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà quản lý và hoạch định chính sách đã cố gắng bằng mọi cách để giúp các ngân hàng an toàn hơn và đỡ chịu ảnh hưởng từ biến động thị trường. Thông thường, các ngân hàng ít dám chịu rủi ro hơn trước đây, cũng như cẩn trọng hơn với các khoản vay. Đồng thời, họ cũng nắm lượng vốn nhiều hơn so với cần thiết. Tính đến giữa năm ngoái, hơn 99% các ngân hàng cộng đồng và ngân hàng khu vực có tài sản đến 100 tỷ USD công bố tỷ lệ vốn trên ngưỡng quy định, theo Fed công bố.
Rất ít người hoài nghi về hệ thống ngân hàng cho đến ngày 8/3/2023 khi Ngân hàng Silicon Valley công bố thua lỗ, nhiều người bắt buộc phải chú ý đến tình hình tài chính bi đát của ngân hàng.
Vấn đề của ngân hàng đến từ việc lãi suất cơ bản đồng USD được điều chỉnh lên ngưỡng quá cao. Trái phiếu và các khoản vay của ngân hàng mang lại lợi suất thấp hơn so với lãi suất thị trường. Các khoản đầu tư trái phiếu hoặc tín dụng này rồi cũng đến lúc đáo hạn, chính vì vậy các ngân hàng sẽ gặp khó trong việc huy động đủ nguồn tiền để cho vay hoặc đầu tư mới. Các chuyên gia phân tích thuộc Jefferies nhấn mạnh rằng các ngân hàng mà họ theo dõi dự kiến sẽ cải thiện được mức lỗ ước tính 20 đến 50% với danh mục cổ phiếu trước thời điểm cuối năm 2024.
Giả dụ Fed không thay đổi kịch bản siết chặt chính sách. Việc hãm tốc độ nâng lãi suất trong khoảng thời gian dài, hoặc thậm chí hạ lãi suất có thể làm tăng danh mục đầu tư của ngân hàng. Theo cách đó, việc Fed không làm gì sẽ tốt hơn cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, quan điểm lạc quan đó không tính đến bản chất vốn mong manh, dễ biến động của tiền gửi. Nếu một Ngân hàng có quy mô như Silicon Valley Bank hay First Republic có thể đương đầu với làn sóng rút tiền khỏi các loại tài khoản không được bảo hiểm, rõ ràng ngân hàng có thể nhanh chóng trở nên không còn an toàn. Việc bán các loại chứng khoán hoặc khoản vay ở mức giá thấp hơn biến thua lỗ giả thành thua lỗ thật, điều này sẽ nhanh chóng làm tiêu tan vốn ngân hàng và cơ quan quản lý buộc phải hành động.
Diễn biến này lý giải cho việc tại sao loại khủng hoảng ngân hàng này, vòng luẩn quẩn của việc tháo chạy và rút tiền hàng loạt, lại dễ lây lan đến như vậy.
Nhà đầu tư thực sự có quá nhiều thứ để lo lắng về các ngân hàng. Các quỹ tiền tệ trong nỗ lực giành tiền của khách hàng với các ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất cao hơn nhằm hút khách. Khách hàng sẽ hào hứng chuyển tiền vào đây và ngân hàng sẽ buộc phải nâng lãi suất nếu không muốn mất khách.
Điều gì đang diễn ra sau khủng hoảng ngân hàng Mỹ tháng vừa qua?
Xu thế tiền gửi suy giảm chậm dần dần tại nhóm các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình có thể tiếp diễn, nhiều người tiêu dùng đồng thời tìm kiếm cơ hội kiếm lợi suất cao hơn tại các kênh khác.
|
Ngân hàng First Republic chính thức được cứu, rủi ro khủng hoảng ngân hàng Mỹ tạm ngưng
Những lùm xùm xung quanh ngân hàng First Republic đã làm căng thẳng hệ thống tài chính Mỹ và tiềm ần khả năng gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp theo.
|