Ngân hàng Thế giới công bố tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam
Cụ thể, báo cáo của WB chỉ rõ, tình hình sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ trong nước đã giảm sâu trong tháng 10 do nhu cầu trong nước và nước ngoài chững lại. Cũng do nhu cầu bên ngoài yếu, sự tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống mức 4,8% so với cùng kỳ năm 2021, mức thấp trong 12 tháng qua, cùng với đó là lạm phát tăng cao, các điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt và tình hình địa chính trị bất ổn đang gia tăng trên toàn cầu.
Báo cáo chỉ ra, cuối tháng 10/2022, ngân sách Nhà nước đã ghi nhận mức bội thu là 10,7 tỷ đô la Mỹ (USD). Cũng do bội thu ngân sách và chi phí vay nợ gia tăng trên thị trường trong nước, khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng đầu năm 2022 chỉ bằng 34,9% kế hoạch, so với mức 72,5% trong năm trước đó, nên nền kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều lực cản. Sức cầu bên ngoài chững lại trong khi điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Lạm phát giá tăng và điều kiện huy động tài chính trong nước cũng bị thắt chặt có thể ảnh hưởng đến cầu trong nước.
Nhờ các hoạt động kinh tế sôi động hơn trong quý 3 năm nay nên sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ ghi nhận thêm một tháng có tốc độ tăng trưởng cao (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư). |
Đồng tiền của Việt Nam tiếp tục mất giá so với đồng USD - vốn đang mạnh dần lên trong tháng 9, khi đồng USD tăng giá 1% so với tháng 8 và tăng 3.8% so cùng kỳ năm 2021.
Để ổn định đồng nội tệ, Ngân hàng Nhà nước đã nâng 2 loại lãi suất chính sách chủ chốt và trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn bằng nội tệ thêm 100 điểm cơ bản, ghi dấu đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 4/2020.
Trước diễn biến đó, theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, mặc dù nền kinh tế tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định gia tăng liên quan đến nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt cho thấy cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ chậm lại, cần tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nền kinh tế trên cơ sở phù hợp với kết quả kinh tế và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ.
Dựa trên báo cáo, các chuyên gia WB khuyến nghị, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến tiếp tục nâng lãi suất, nên cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá linh hoạt hơn nữa, kể cả việc cho phép tỷ giá tham chiếu tăng nhanh hơn. Biện pháp này có thể được bổ sung bằng cách tiếp tục sử dụng lãi suất tham chiếu, đặc biệt nếu tỷ giá tăng nhanh dẫn đến tăng lạm phát và làm cho kỳ vọng lạm phát gia tăng. Do áp lực tỷ giá kéo dài, biện pháp bán ngoại tệ trực tiếp nên được áp dụng sáng suốt và linh hoạt để bảo tồn dự trữ ngoại hối. Cùng với đó, sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lúc này trở nên hết sức quan trọng để đảm bảo giá cả ổn định trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng tốc.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tiếp Cố vấn đặc biệt Bộ trưởng Bộ Kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tiếp ông Watanabe Tetsuya, Cố vấn đặc biệt Bộ trưởng Bộ Kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản (METI |
Phát triển bền vững nghề nuôi biển: Nhân rộng mô hình kinh tế xanh Việt Nam có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, vị trí địa lý chiến lược với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Biển Đông là ngôi nhà của hàng nghìn loài hải sản nhiệt đới phong phú, trong đó hàng trăm loài có giá trị kinh tế cao. Lĩnh vực nuôi biển đã được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển với nhiều chính sách để trở thành cực tăng trưởng mới, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản chuyển mình trong giai đoạn đến năm 2045. Phát triển bền vững lĩnh vực nuôi biển là góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |