Ngắm bộ ảnh được thực hiện trong 14 năm, chụp những cây cổ thụ già nhất và lộng lẫy nhất trên thế giới
Beth Moon, một nhiếp ảnh gia tại San Francisco, đã dành tới 14 năm cho việc chụp ảnh những cây cổ thụ già nhất và tráng lệ nhất trên khắp thế giới. Cô gọi những cái cây cổ thụ này là "những kỳ quan thiên nhiên lâu đời nhất còn tồn tại".
Moon đã bảo tồn vẻ đẹp của những loài cây quý hiếm nhất thế giới như "cây máu rồng" của Socotra và "cây lộn ngược" của Madagascar trong bộ ảnh đơn sắc của mình.
"Với tư cách những kỳ quan thiên nhiên lâu đời nhất còn tồn tại, những chiếc cây này sẽ giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về việc tìm ra giải pháp để sống hòa hợp với thiên nhiên. Bằng cách cảm nhận tốt hơn về thời gian, phát triển mối quan hệ với thế giới tự nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy như thế giới này là một phần của chúng ta", Moon viết.
Bộ sưu tập 60 bức ảnh khổ rộng của những cây cổ thụ được Moon xuất bản thành một cuốn sách ảnh mang tên Ancient Trees: Portraits Of Time.
Trong bộ ảnh của Moon phổ biến nhất là cây Bao báp. Bao báp là một chi của 8 loài cây thân gỗ có kích thước từ vừa đến lớn, trước đây được coi là thuộc họ Gạo (Bombacaceae), hiện nay được coi là thuộc phân họ Gạo (Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi (Madagascar với 6 loài, thảo nguyên nhiệt đới Đông Phi 1 loài và Australia 1 loài). Ngoài ra, bộ ảnh còn có một bức ảnh chụp cây Bowthorpe Oak, cây sồi già nhất nước Anh với tuổi đời khoảng 1.000.
Mời các bạn cùng ngắm những bức ảnh mà Moon đã dành 14 năm để chụp trên khắp thế giới:
Cây Bao báp của vùng Madagascar
Cây Bowthorpe Oak
Một cây Bao báp khác với thân cây khổng lồ ở Limpopo, Nam Phi. Tuổi thọ của nó khoảng 800 năm.
Cây Hoa hồng sa mạc
Cây máu rồng trong bức ảnh Heart of Dragon này được chụp ở Socotra, Yemen
Một bộ rễ khổng lồ của cây Knia bao phủ ngôi đền Ta Prohm, Siem Reap, Campuchia
Trong ảnh là hai cây thủy tùng uy nghi trấn giữ trước ngôi chùa ở Stow-on-the-Wold, Gloucestershire. Chúng được cho là được trồng vào khoảng thế kỷ 18 và vẫn đứng vững, là lối vào của một nhà thờ ở tây nam nước Anh.
Ở Wakehurst Place có một mỏm đá sa thạch tối tăm. Hàng trăm mùa đông nước Anh đã sói mòn từng tấc đất ở đây, nhưng những cây thủy tùng của khu rừng vẫn sừng sững và thích nghi với điều kiện sống xung quanh chúng. Chúng cắm những cái rễ đen cuồn cuộn của mình vào sâu các tầng đá xanh khổng lồ của mỏm núi.
Cây dẻ Tây Ban Nha trong lâu đài Croft, Herefordshire, Anh đã sống qua khoảng 4-5 thể kỷ.
Neo