Nga dùng vũ khí hạt nhân chống lại NATO trong trường hợp nào?
Tờ báo Mỹ nhận định, lời đáp trả trước hành động quân sự của Nga sẽ là "cuộc phản công đẫm máu" từ NATO, nếu Moscow quyết định rằng sự tồn tại của đất nước bị đe dọa thì họ có thể sẽ tung kho vũ khí hạt nhân chiến thuật vào cuộc, đặc biệt là khi Quân đội Nga hứng chịu thất bại.
Năm 1993, Nga từ bỏ chính sách "không sử dụng trước vũ khí hạt nhân" có hiệu lực từ thời Liên Xô. Vào năm 2000, Nga xây dựng học thuyết mới, theo đó Moscow sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp quân đội địch tấn công trên quy mô rộng, nguy cơ tiêu diệt các lực lượng vũ trang thông thường của Nga.
Sang đến năm 2010, học thuyết này lại thay đổi, từ giờ Moscow tung đòn tấn công hạt nhân trong những tình huống "có thể đe dọa tới sự tồn tại của đất nước".
Tên lửa đạn đạo chiến lược Topol-M của Nga
Theo báo cáo của RAND, Nga có thể "giải quyết" vùng cận Baltic khá dễ dàng, trong đó không có gì đặc biệt xảy ra nếu NATO quyết định đáp trả. Nhưng National Interest lại cho rằng dựa trên kịch bản mà RAND đưa ra, NATO trong bối cảnh này sẽ không có nhiều phương án thích hợp:
"Hoặc sẽ phải phát động một cuộc phản công đẫm máu với nhiều rủi ro gia tăng, hoặc lại bước vào trạng thái chiến tranh lạnh, hoặc thừa nhận sự thất bại về mặt chiến thuật mà sẽ kéo theo những hậu quả khó định nhưng mang tính thảm họa đối với khối NATO cũng như các dân tộc vùng cận Baltic".
Tạp chí Mỹ nhận định, lời đáp trả đối với sự can thiệp của Nga sẽ là cuộc phản công toàn diện, trong trường hợp này, các lực lượng vũ trang Nga "sẽ chịu những thiệt hại to lớn và bị tiêu diệt gần như toàn bộ".
Nếu quân đội NATO triển khai những cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga, Moscow sẽ đưa ra kết luận rằng sự tồn tại của đất nước bị đe dọa. Trong bối cảnh đó, Nga có thể tung vũ khí hạt nhân chiến thuật vào cuộc.
Theo thông tin từ cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Moscow từng bước tiêu hủy kho vũ khí hạt nhân phi chiến lược của mình, nhưng Nga vẫn sở hữu tới gần 4.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tuy nhiên National Interest chia sẻ, các nhà phân tích khác nói rằng Nga chỉ còn khoảng gần 2.000 đơn vị vũ khí loại này.
Điểm yếu chí tử khiến tên lửa Triều Tiên có thể bị bắn rơi dễ dàng ngay khi rời bệ phóng
Bảo Lam